Lá lốt loại rau gia vị lại có nhiều tác dụng tốt bạn nên biết

Với người dân Việt, lá lốt là một trong những loại rau gia vị vô cùng quen thuộc. Nó thường được dùng trong các món nấu, món chiên,… Không chỉ sở hữu mùi thơm đặc biệt, loại rau gia vị này còn rất tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng cũng như các món ngon từ loại rau gia vị này nhé.

Tổng quan về cây lá lốt

Lá lốt là có tên khoa học là Piper sarmentosum. Có nhiều nơi gọi là lá nốt hoặc lá lốp. Đây là một loại cây thuộc dạng thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu. Chúng thường sinh trưởng và phát triển ở những nơi râm mát, có ánh nắng. Một cây lá lốt có độ cao trung bình từ 30 – 40cm. Thân của chúng không cứng mà yếu ớt, gồm nhiều đốt nhỏ.

Lá lốt là loại rau gia vị phổ biến
Lá lốt là loại rau gia vị phổ biến

Phần lá dạng đơn, có tán rộng, xòe to, hình tim, mọc so le. Phiến lá có gân xanh, mặt trên bóng và nhạt hơn so với mặt dưới. Thoạt nhìn rất giống với lá trầu không, tuy nhiên lá trầu dày hơn và lớn hơn lá lốt.

Hoa của loài cây này màu trắng, mọc thành cụm, phát triển khu nách lá. Quả mọng, trong có hạt. Loại cây này mọc hoang ở rất nhiều tỉnh phía Bắc. Thường được sử dụng để làm rau ăn, thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, cách trồng lá lốt cũng rất dễ. Bạn có thể trồng tại nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình.

Lá lốt có tác dụng gì?

Trong Đông y, lá lốt là loại thảo dược có tính ẩm, vị cay nồng, có tác dụng trừ lạnh, làm ấm bụng, giảm đau, trị đầy hơi, khó tiêu, trị chứng đau nhức xương khớp. Lá lốt kết hợp với một số vị thuốc khác có thể điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số tác dụng của lá lốt cũng như bài thuốc từ loại rau này mà bạn nên biết:

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Rửa sạch 20g lá lốt tươi, cho vào ấm thêm 300ml nước đun sôi. Khi trong ấm còn 100ml thì tắt bếp. Uống trước bữa tối khi còn ấm. Sau 2 ngày uống sẽ thấy hiệu quả.

Trị đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh

Dùng khoảng 30g lá lốt tươi sắc cùng 2 bát nước. Khi nước còn tầm nửa bát thì tắt bếp. Uống sau bữa tối khi nước còn ấm. Kiên trì trong 10 ngày để thấy hiệu quả. Có thể kết hợp với rễ cây bưởi bùng, cỏ xước và vòi voi. Mỗi loại rễ cây này dùng khoảng 30g. Tất cả rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng và sao vàng. Cho vào ấm, thêm 600ml nước sắc tới khi còn lại 200ml. Ngày uống 3 lần, kiên trì trong 7 ngày.

Trị xương khớp hiệu quả
Trị xương khớp hiệu quả

Trị tổ đỉa ở bàn tay với lá lốt

Dùng lá lốt tươi rửa sạch, giã lấy nước uống trong ngày. Bã đem đun sôi với nước, sau đó vắt bã, dùng nước đun rửa sạch chỗ bị tổ đỉa rồi dùng bã đắp lên. Thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì trong 5 – 7 ngày.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân

Đun sôi 30g lá lốt với 1 lít nước trong thời gian là 3 phút. Thêm chút muối vào nước đun. Trước khi đi ngủ dùng nước lá lốt ngâm chân, sau đó lau khô. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

Hoặc bạn có thể dùng lá lốt sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày, sau đó dừng 4 – 5 rồi tiếp tục uống tới khi triệu chứng thuyên giảm.

Trị mụn nhọt vỡ mủ lâu không lành miệng

Dùng lá lốt + lá ráy + tía tô + thân và lá chanh, mỗi vị 15g. Thân cây chanh lột vỏ ngoài, mang phơi khô thân trong, giã nhỏ. Dùng bột mịn này rắc lên miệng vết thương. Những loại lá còn lại giã nhuyễn, đắp lên mụn, dùng gạc băng lại. Đắp trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Giải cảm, trị thương hàn

Dùng lá lốt già + hành tây + hành hoa + tép tỏi + gừng thái mỏng. Chuẩn bị gạo, vo sạch, cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào nồi, nấu thành cháo. Sau khi tắt bếp thêm vào 1 quả trứng gà, khuấy đều và thưởng thức. Ăn nóng sẽ khiến người toát mồ hôi. Lau khô, tránh gió để khỏi bệnh.

Dùng giải độc, rắn cắn

Dùng lá lốt + lá đậu ván trắng + lá khế rửa sạch, đem giã nát, thêm chút nước, vắt lấy nước cốt. Người bị rắn cắn uống nước này trong lúc chờ đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Lá lốt trị đau răng, viêm lợi

Dùng nước sắc lá lốt súc miệng hàng ngày. Đây là cách trị đau răng hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Tác dụng của lá lốt là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên ăn lá lốt. Ăn lá lốt có mất sữa không? Theo các chuyên gia, bà bầu không nên dùng lá lốt thường xuyên. Dù chưa có cơ sở nào chứng minh điều này nhưng bà bầu vẫn nên hạn chế để tránh bị mất sữa.

Công thức các món ăn từ lá lốt

Lá lốt là loại rau gia vị cần thiết để một số món ngon giữ trọn được hương vị. Đặc biệt là món cháo giải cảm hay món canh. Dưới đây là các món ăn từ lá lốt ngon mà bạn nên tham khảo:

Lá lốt chế biến nhiều món ngon
Lá lốt chế biến nhiều món ngon

Món cháo lá lốt

  • Chuẩn bị: Cành nụ lá lốt khô + hạt tiêu + quế, đem tán mịn thành bột.
  • Thực hiện: Nấu nước hành tươi, bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chi cháo chín cho bột thuốc vào đảo đều, ăn khi đói.

Món đầu chân dê hầm

  • Chuẩn bị: Chân dê, đầu dê làm sạch. Lá lốt, gừng tươi, hành trắng, hạt tiêu, đậu xị, gia vị cần thiết.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào nồi hầm, ăn một ngày nhiều lần.

Chả bò lá lốt

  • Chuẩn bị: Lá lốt, thịt bò, hạt tiêu, gia vị cần thiết
  • Thực hiện: Dùng lá lốt cuốn thịt, cho vào chảo rán.

Tham khảo thêm:

Trên đây là những thông tin cơ bản về lá lốt cũng như tác dụng của loại lá gia vị này đối với sức khỏe. Đừng quên áp dụng các bài thuốc và món ngon ở trên để cải thiện tình trạng bệnh nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.