Đậu ván là một trong những loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đậu ván cũng có thể sử dụng để bào chế các bài thuốc Đông Y tăng cường sức khỏe, điều trị một số bệnh con người hay mắc phải. Bài viết dưới đây hãy cùng Rauxanh.Net tìm hiểu đôi điều về loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này nhé!
Nội Dung Chính
Giá trị dinh dưỡng của đậu ván
Đậu ván ( tên khoa học Lablab purpureus) là thuộc loại dây leo có tuổi thọ từ 1 đến 3 năm, thân chứa nhiều lông và những rãnh nhỏ. Lá đậu mọc so le nhau, có lông ở mặt dưới với 3 lá chét nhỏ. Hoa đậu mọc thành từng chùm tại nách lá hoặc trên ngọn với màu trắng hoặc màu tím đặc trưng. Quả đậu có màu lục hơi nhạt, nhọn, cong nhẹ, khi chín màu ngà vàng trông khá đẹp mắt. Vỏ hạt đậu trắng ngà, nhẵn và hơi bóng, cuối mép hơi lồi lên.
Ngoài tên Đậu Ván thì nó còn có các tên gọi khác như bạch đậu, Đậu ván trắng, đậu biển, thúa pản khao (theo tiếng Tày), bạch biển đậu, tập bẩy bẹ (theo tiếng Dao).
Cây đậu ván có nhiều loại khác nhau, có loại thì hoa màu trắng quả màu xanh, có loại thì hoa màu tím quả màu trắng, có loại thì hoa màu tím quả màu tím. Mỗi loại sẽ có màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, công dụng và hương vị của chúng đều tương đương nhau.
Theo nghiên cứu, trong đậu ván chứa nhiều Protid với tỷ lệ lên đến 22,7%. Bên cạnh đó là 57% hàm lượng tinh bột cùng rất nhiều các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C… Hàm lượng chất béo trong đậu là 1,8%, cacbon hydrat 57%, canxi 0,046%,… Với sự hội tụ của nhiều chất dinh dưỡng, đậu ván đặc biệt tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày.
Tìm hiểu về các loại đậu ván
Hiện nay đậu ván được chia thành hai loại khác nhau là đậu ván trắng và đậu ván tím. Nhiều nơi còn trồng thêm đậu ván đỏ, đậu ván đen. Trong đó quả và hạt đậu được sử dụng để chế biến thực phẩm. Quả đậu ván xanh có thể xào hoặc luộc tùy ý. Tại Huế, người ta sử dụng đậu ván đế nấu chè, tạo thành món chè đậu ván thơm ngon, bổ dưỡng.
Trên thị trường hiện nay, giống đậu ván trắng là loại phổ biến nhất, đậu ván tím cũng có nhưng ít hơn. Tuy khác nhau về màu sắc nhưng cả hai loại đậu đều có giá trị dinh dưỡng tương đương, có thể sử dụng để thay thế cho nhau trong các bài thuốc Đông y.
Công dụng của đậu ván
Như đã nói ở trên, đậu ván là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng hữu ích nhất mà thực phẩm này mang lại:
- Trong Đông y, đậu ván có công dụng giải độc, chữa bệnh tả, điều trị đau bụng, làm thuốc bổ tỳ vị, giải rượu… Đậu có vị ngọt, tính ấm, khi sử dụng để trừ phong thấp nên ăn sống trực tiếp. Nếu muốn bồi bổ và tăng cường chức năng tiêu hóa cần phải nấu chín.
- Bồi dưỡng sức khỏe cho trẻ nhỏ, điều trị thấp còi, tăng cường sức đề kháng, khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Điều trị viêm dạ dày, viêm ruột, giảm các cơn đau do co thắt dạ dày.
- Uống nước đậu ván còn làm đẹp da, duy trì vóc dáng, giảm lượng mỡ thừa có hại cho sức khỏe.
- Đậu ván có tác dụng thanh nhiệt, giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn trong những ngày hè oi ả.
Các món ăn từ đậu ván
Đậu ván có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng nhất cho bữa cơm hàng ngày giàu chất dinh dưỡng. Cụ thể:
- Đậu ván xào: Quả đậu ván xào là một trong những món ăn dân dã dễ làm mà hương vị ngon tuyệt cú mèo. Đậu có thể xào với thịt lợn, thịt bò, nấm đông cô… tùy vào sở thích của mỗi gia đình.
- Chè đậu ván: Một cốc chè đậu ván sẽ là một món quà thanh mát đập tan cái nóng của mùa hè. Chè có vị thanh ngọt, thơm và bùi ăn rất ngon miệng. Bạn có thể thêm chút nước cốt dừa để cốc chè trở nên trọn vị hơn.
- Sữa đậu ván trắng: Quả đậu ván trắng phơi khô và rang như rang lạc sau đó cho vào cối xay với nước sẽ tạo thành sữa. Có thể cho thêm đường nếu muốn.
- Tương và đậu phụ: Đậu ván có thể làm đậu phụ hoặc tương. Đậu phụ là món ăn quen thuộc có thể luộc, chiên, sốt cà chua…
Ngoài những món ăn trên đây, đậu ván còn có thể chế biến thành nhiều món khác như làm bột dinh dưỡng, làm rau từ quả đậu non… Đây đều là những món ăn vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và dễ làm.
Cách trồng đậu ván
Nếu bạn muốn trồng đậu ván tại nhà, cần phải chuẩn bị những dụng cụ như sau: xi măng, bao ni lông, chậu, khăn, thùng xốp hoặc khay có đục lỗ, đất trồng và hạt giống. Hạt giống có thể mua tại các đại lý, cửa hàng nông sản. Sau đó thực hiện theo các bước làm như sau:
- Bước 1: Ngâm hạt giống đã chuẩn bị trong nước ấm, thời gian tầm 30 phút. Sau đó sử dụng một chiếc khăn ấm để ủ hạt đến khi vỏ bị nứt đem đi trồng.
- Bước 2: Mỗi chậu chỉ gieo từ 3 đến 5 hạt sau đó phủ lớp đất dày từ 1 đến 2cm lên chốc, tưới nước và che kín trong 2 ngày. Lưu ý, mỗi ngày cần tưới nước 2 lần trong 10 ngày đầu. Từ ngày thứ 11 chỉ cần tưới ngày 1 lần. Cây trồng được 10 ngày thì tỉa bớt các cây thấp còi.
- Bước 3: Bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân gà… khi cây trồng được 15 ngày sau đó cứ 20 ngày là bón phân một lần.
- Bước 4: Làm giàn cho đậu ván leo, cây ra hoa nên tưới nước vào rễ không tưới vào hoa.
- Bước 5: Hoa vừa héo thì thu hoạch. Lưu ý không nên để quá lâu mới thu hoạch quả dễ bị xơ hoặc cũng có thể để quả khô nấu chè. Mỗi giàn đậu như thế này sẽ thu hoạch được trong khoảng 3 năm.
Tham khảo thêm
Như vậy đậu ván là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng và được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Đậu dễ trồng và dễ thu hoạch nên bạn có thể trồng tại nhà thay vì mua hàng tại chợ, siêu thị để đảm bảo chất lượng và an toàn.