Rêu minifiss cách trồng, chăm sóc cho bể thủy sinh

Đối với những người chơi thủy sinh thì không thể không biết tới Rêu Minifiss. Đây là loại rêu phổ biến nhất dùng để lót nền cho bể cá. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng, chăm sóc Rêu Minifiss qua bài viết này nhé.

Đặc điểm của Rêu Minifiss

Rêu minifiss có tên khoa học là Fissidens splachnobryoides. Đây là loại rêu thường mọc ở trên đất ẩm ven suối, bờ ao hoặc bờ kênh rạch . Nhiều người thường bị nhầm lẫn với Rêu Sao một loại rêu thường mọc trên tường. Đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau nhé.

Hình ảnh rêu minifss bán ngoài cửa hàng
Hình ảnh rêu minifss bán ngoài cửa hàng

Rêu Minifiss thuộc loại rêu nằm trong họ Fissidentaceae của chi Fissidens. Chúng thường mọc theo từng thảm nhỏ hoặc lớn tùy vào môi trường. Rêu Minifiss có dạng cây lá cạn và cây lá nước.

Rêu Minifiss lá cạn

Cây rêu minifiss lá cạn chính là loại cây phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy ngoài tự nhiên. Bạn có thể ra bất cứ vùng đất ẩm ướt ven sông, suối, ao hồ nào đó cũng rất dễ tìm thấy loại cây này.

Rêu minifiss lá nước

Ngoài tự nhiên rất khó để tìm được rêu minifiss lá nước. Chính vì vậy, bạn có thể tìm rêu mini fiss lá cạn về ươm và hạ thủy. Sau một khoảng thời gian thì cây phát triển dần thành lá nước.

Hình ảnh rêu minifiss trong bể thủy sinh
Hình ảnh rêu minifiss trong bể thủy sinh

Hiện nay, các cửa hàng thủy sinh cũng có bán nhiều loại rêu Minifiss lá nước này. Và bạn cũng nên sử dụng rêu lá nước để tạo bể thủy sinh thì rêu sẽ lên đều và đẹp hơn. Tuy nhiên, loại rêu minifiss lá nước này thường rất khan hiếm hàng và giá thành cao hơn rêu lá cạn.

Cách trồng và chăm sóc rêu minifiss

Nếu như bạn ở xa thành phố và không ở gần các cửa hàng thủy sinh và muốn tự mình trồng rêu minifiss thì có thể áp dụng các phương pháp sau đây.

Tìm rêu minifiss ngoài tự nhiên ra sao

Như đã nói ở trên, nếu bạn muốn tìm được rêu minifiss thì có thể đến các vùng đất ẩm gần bờ suối, bờ ao, các kênh rạch có nước chảy và ẩm ướt.

Lưu ý rằng rêu minifiss trông rất giống với Rêu Sao nhé. Nếu nhìn sơ qua bạn sẽ nhận ra được ngay rêu sao sẽ có hình ngôi sao và rêu minifiss sẽ có cánh lá dài hình răng cưa 2 bên phiến lá. Bạn có thể tham khảo thêm video tìm rêu minifiss ngoài tự nhiên của anh này nha.

Cách ươm trồng rêu minifiss lá cạn

Rêu minifiss khi tìm ngoài tự nhiên về sẽ rất bẩn và chứa nhiều vi sinh vật gây hại. Chính vì vậy, khi tìm ngoài tự nhiên về tốt nhất bạn nên xử lý rêu thật tốt sau đó ươm lại lên các giá thể bạn mong muốn.

Khi mang rêu về bạn nhặt sạch lá khô, các thực vật, rong rêu, đất cát lẫn trong rêu ra. Sau đó mang chà rêu lên một tấm thảm xù xì để loại bỏ đất và lấy ra rêu nguyên bản.

Sau đó rửa sạch rêu và đem phơi khô khoặc đem máy sấy tóc sấy khô rêu đi. Lưu ý không để rêu bị cháy hoặc khô quá nó sẽ hỏng mất bào tử của rêu thì trồng nó không lên được.

Nếu như không hiểu bạn có thể xem hướng dẫn ươm trồng rêu minifiss được hướng dẫn dưới video này.

Cách chăm sóc rêu minifiss trong bể luôn xanh tươi

Như đã nói ở trên, nếu như muốn trồng rêu trong bể được đẹp và tốt nhất thì bạn nên chọn rêu minifiss lá nước để trồng thì rêu sẽ phát triển tốt và lên xanh đẹp hơn.

Về phân nền thì bạn chỉ cần chọn loại phân nền ít dinh dưỡng hoặc các phân nền được bày bán trên thị trường cũng được như Gex Xanh, Akamada, Smekong..vv. Nếu không có thì bạn có thể trồng bằng cát sông, đất phù sa đã được xử lý kỹ.

Đối với rêu minifiss thì cũng cần rất ít CO2. Tuy nhiên, nếu bể có cung cấp thêm CO2 thì rêu sẽ xanh đẹp hơn. Nếu không có co2 thì bạn chỉ cần chăm thay nước cho bể và có một bộ lọc bể cá tốt là được. Nước thay mới cũng cung cấp thêm co2 cho bể. Nên thay nước ít nhất 2 tuần 1 lần và chỉ thay khoảng 1/3 nước trong bể và hút cặn cùng phân cá ra khỏi rêu.

Ngoài ra bạn cũng nên cung cấp thêm một số loại phân nước như Seachem Floursh Excel để cung cấp thêm co2 và khoáng chất cho các loại cây trong bể, ức chế rêu hại và làm cho rêu xanh tốt hơn.

Về chế độ đèn thì nên chỉ bật đèn khoảng 5 đến 6 tiếng 1 ngày, nếu bật lâu sẽ dễ gây ra nhiều rêu hại. Nhiệt độ thì duy trì từ 23 đến 28 độ.

Như vậy, qua bài viết này hy vọng bạn có thể hiểu hơn về dòng rêu minifiss này. Nếu chơi thủy sinh thì bạn sẽ còn phải tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều điều. Hãy tìm thêm bài viết trên RauXanh.Net để tham khảo nhé. Chúc bạn thành công!