Rau sam một loại cây cỏ dại trở thành dược liệu quý

Rau Sam được biết đến là một loại rau sạch mọc dại ở hầu khắp các tỉnh thành phố tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn chưa biết nhiều về loại rau này và thường nhổ bỏ đi. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về công dụng của Rau Sam qua bài viết này nhé.

Tìm hiểu về Cây Rau Sam

Rau Sam là một loại cây chịu hạn tốt, sống và sinh trưởng trong vòng một năm. Thân cây mọng nước và cao từ 30 đến 40cm. Tuy nhiên, cây có xu hướng bò lan ra sát mặt đất và không mọc thẳng lên. Danh pháp của nó là Portulaca oleracea.

Hình ảnh cây rau sam
Hình ảnh cây rau sam

Nhìn chung cây rau sam có đặc điểm giống hệt với cây Hoa Sam. Thân cây có màu hơi đỏ hồng, trơn nhẵn. Lá thường nhẵn bóng dài khoảng 1 đến 2cm và mọc tập trung chủ yếu ở ngọn. Hoa có màu vàng và thường nở vào mùa xuân.

Cây rau sam ở nhiều nơi được xem như là cây cỏ dại vì nó hay mọc chen lấn vào các loại cây rau, cây lạc, các cây hoa màu và hút chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, Rau Sam bị nhổ bỏ đi và không được xem là một loại rau ăn hàng ngày.

Công dụng của cây rau sam

Rau sam có vị hơi chua, mặn và có tính lạnh. Trong y học truyền thống xa xưa của Hy Lạp, Rau Sam được dùng để điều trị những bệnh liên quan đến táo bón và viêm nhiễm về hệ bài tiết. Ngoài ra người ta còn tin rằng nó giống như bùa hộ mệnh xua đuổi tà ma.

Trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn so với các loại rau khác. Nó có chứa nhiều vitamin C và một số vitamin B. Ngoài ra rau sam còn có chứa nhiều khoáng chất như canxi, magiê, kali, sắt các chất chống ôxi hóa rất có lợi cho sức khỏe.

Rau sam ngoài tự nhiên
Rau sam ngoài tự nhiên

Chữa chứng kiết lỵ.

Rau sam được biết đến là có thể chữa được các bệnh kiết lỵ mãn tính và kiết lỵ ra máu. Mỗi loại kiết lỵ đều có cách sử dụng khác nhau.

Kiết lỵ mãn tính thì lấy cây rau sam đun với khoảng 3 lít nước và chỉ lấy 1 lít nước cô đặc. Sau đó chia ra 3 lần uống vào sáng, trưa, tối.

Kiết lỵ ra máu thì lấy khoảng 3 lạng rau sam đam thái nhỏ rồi đem nấu cháo. Lưu ý là nấu cháo với gạo nếp nhé. Sau đó ăn lúc đói.

Chữa nổ mề đay và mẫn ngứa

Đối với những người hay bị nổi mề day và mẩn ngứa thì có thể dã nhỏ cây rau sam ra. Phần nước thì đem uống còn phần bã thì đem chà lên chỗ ngứa.

Tẩy giun sán

Đem rau sam ra giã nát lấy nước, sau đó đun sôi nước đó lên và uống vào mỗi buổi sáng. Lưu ý là uống lúc ngủ dậy khi bụng còn đói nhé.

Trị răng miệng

Răng miệng bị lở loét, đau rát cũng có thể sử dụng rau sam để làm giảm sự đau rát. Chỉ cần giả nhỏ ra lấy nước và đem súc miệng.

Ngoài ra rau sam còn có nhiều tác dụng khác như chữa bệnh bạch đới ở phụ nữ, chữa trĩ, trị ho, chữa nấm tóc, nấm tay chân và nấm thân thể.

Hình ảnh lá và thân cây rau sam
Hình ảnh lá và thân cây rau sam

Các món ăn từ rau sam

Rau sam thường chỉ xem là cỏ dại, là loại rau chỉ dùng để cho lợn ăn. Tuy nhiên, hiện nay nó cũng đã được nhiều người sử dụng trong các bữa ăn hiện nay .

Rau sam luộc

Luộc là món được nói đến đầu tiên khi nhắc đến rau sam. Chỉ cần nhặt rau sam ra đem luộc và chấm với nước mắm tỏi.

Rau sam nấu canh cá

Rau sam có thể nấu được với rất nhiều loại cá khác nhau không nhất thiết phải là cá rô đồng như những tờ báo hay nhắc đến. Các loại các có thể là cá ngát, cá khoai (cá cháo), cá trích, cá bạc má…vv.

Canh cá rau sam
Canh cá rau sam

Chỉ cần nhặt rau, rửa sạch và để ráo nước. Cá thì làm sạch, bỏ đầu và nội tạng. Chuẩn bị một nồi nước dùng vừa đủ, đem đun cá đến lúc cá gần chín thì thả rau vào. Sau đó thêm chút gia vị như bột canh, mì chính, hạt nêm. Đem đun sôi và nhắc ra thưởng thức.

Rau sam nấu canh thịt bằm

Rửa sạch rau sam sau đó để ráo nước. Đem phi tỏi, hành khô băm nhỏ, sau đó cho thịt bằm vào đảo cho đến khi mùi thơm dậy lên. Đem đổ nước sôi để nguội vào sau thả rau sam vào và đun sôi. Cho thêm chút bột canh, mì chính.

Tham khảo thêm

Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu hơn về phần nào đặc điểm và công dụng của cây rau sam rồi phải không. Hãy tham khảo thêm các loại rau khác tại Rauxanh.Net nhé.