Rau Nhút, Rau Rút | Tìm hiểu công dụng và cách làm món ăn

Rau nhút là loại cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng và lá kép lông chim. Đây là loại cây mọc phổ biến ở vùng sông nước vùng Tây Nam Bộ Việt Nam và được biết đến với nhiều công dụng bất ngờ. Vậy rau nhút là gì? Tác dụng ra sao và cách trồng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rau nhút là rau gì?

Rau nhút hay còn gọi là rau rút là loại cây thân ngầm, mọc bò và nổi ngang trên mặt nước. Đây là loại rau ăn quen thuộc, không những thế rau rút còn được biết đến là một cây thuốc quý. ( Tên khoa học là Neptunia oleracea )

Rau nhút hay còn gọi là rau rút
Rau nhút hay còn gọi là rau rút

Rau nhút có đặc điểm là bén rễ ở các mấu, quanh thân có phao xốp màu trắng, lá kép lông chim hai lần và nhiều chét. Thông thường, lá của loại rau này nhỏ và dài chỉ từ 0.5 – 2cm, rộng 0.2 – 0.4cm, được xếp đều đặn, sít nhau từng đôi một. Đồng thời, cuống của rau nhút dài 5 – 7cm và gấp khúc ở gốc.

Cũng giống như lá xấu hổ, lá rau rút thường khép lại nhanh chóng khi đột ngột chạm vào. Ngoài ra, hoa rau nhút có màu vàng, hợp thành đầu và quả chứa 6 hạt dẹt, nhẵn.

Rau nhút có tác dụng gì

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau rút là một loại rau xanh có thành phần chủ yếu là các vitamin cần thiết cho cơ thể như: Vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin… Không những thế, rau nhút còn chứa hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như: Xà lách, mồng tơi, rau muống…

Ngoài ra, với vị ngọt, tính hàn và không độc thì rau rút được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như: An thần, mát gan, giải nhiệt độc, chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… Đồng thời, rau nhút còn giúp làm lợi tiểu tiện, tiêu viêm, thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, nhuận tràng, hạ sốt…

Qua đó có thể thấy, rau rút không chỉ là loại rau ăn quen thuộc hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Chỉ cần ăn đúng cách loại rau này sẽ mang lại những tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt cho sức khỏe.

Rau nhút rất tốt cho sức khỏe
Rau nhút rất tốt cho sức khỏe

Vậy cách chữa bệnh bằng rau nhút như thế nào?

Dưới đây là một số bài thuốc từ rau nhút mà các bạn có thể tham khảo:

+ Hỗ trợ điều trị bướu cổ: Chuẩn bị 300g rau rút, 200g cá rô và gia vị. Tiếp đó, làm sạch cá rồi lấy phần nạc ướp gia vị, phần xương cá thì giã nhỏ rồi lọc lấy khoảng 500ml nước. Sau đó, đem nước đun rồi cho rau nhút vào và phần cá thịt khi nước đang sôi khuấy đều rồi chờ sôi lại tắt bếp. Chỉ cần ăn món này ngày một lần và liên tục trong 5 ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả.

+ Chữa chảy máu cam, mụn nhọt: Chuẩn bị 300g rau rút rồi cho 800ml nước vào sắc uống thay trà hàng ngày. Đồng thời, kết hợp với các món ăn từ rau rút, không bỏ cay nóng sẽ giúp chữa bệnh chảy máu cam cũng như giảm mụn nhọt do nóng trong.

+ Chữa táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn: Chuẩn bị rau rút khô với lượng vừa phải và sắc cùng 400ml nước. Sắc tới khi chỉ còn 200ml và dùng thay cho nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng cách ăn rau nhút sống thường xuyên trong bữa ăn.

+ Chữa chứng mất ngủ: Chuẩn bị 300g rau nhút, 25g khoai sọ và 10g lá sen, tất cả đem rửa sạch rồi ninh nhừ với nước sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Với món này bạn lưu ý ăn cả bã và nước, tuần 3 – 5 lần, ăn khi còn ấm và tốt nhất vào buổi tối để cho dễ ngủ.

Không chỉ tốt cho sức khỏe, rau nhút còn là một trong những món ăn quen thuộc hàng ngày. Vì vậy, hãy khám phá những món ăn ngon và quen thuộc từ loại rau này nhé.

Bật mí các món ăn được chế biến với rau rút

Hiện nay, rau rút không chỉ quen thuộc ở vùng Tây Nam Bộ mà ở các tỉnh thành phía Bắc cũng được nhiều người biết đến và chế biến thành các món ăn ngon hàng ngày như:

Dùng làm rau sống

Với món ăn này, bạn cần hái đọt non sau đó nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài rau nhút ra. Tiếp đó, rửa sạch rồi ăn cả cọng lẫn lá giống các loại rau khác. Rau nhút chấm với nước mắm kho thì đảm bảo ngon tuyệt vời.

Dùng làm gỏi

Đây là món ăn khá quen thuộc hàng ngày mà các bạn có thể áp dụng ngay. Lúc này, bạn lựa lấy cọng rau non, vuốt bỏ phần phao xốp, rửa sạch và cắt thành đoạn cỡ 4cm. Tuy nhiên, để khỏi chát khi làm gỏi thì các bạn nên chần qua nước sôi pha kèm một ít phèn chua. Lưu ý, chần thật nhanh tay để tránh làm rau mềm mất ngon.

Khi đã chần xong, các bạn ngâm rau vào nước nguội để giữ màu xanh và giúp rau giòn hơn. Cuối cùng là bóp gỏi bạn sẽ có một món gỏi mới lạ với hương vị thơm ngon.

Dùng làm rau luộc

Luộc rau nhút kết hợp vùng rau rừng sẽ cho ra món rau luộc vô cùng ngon. Ngoài rau rừng cũng có thể luộc cùng rau muống cho thơm, nhưng lưu ý chỉ lấy đọt và lá non thôi nhé.

Dùng làm rau xào

Dùng đọt và lá non rau nhút xào cùng thịt ếch, nhái, hải sản… sẽ vô cùng lạ miệng và ngon các bạn nhé.

Rau nhút xào một món ăn vô cùng ngon
Rau nhút xào một món ăn vô cùng ngon

Dùng nấu canh, nấu lẩu

Rau rút dùng để nấu canh, nấu lẩu là cách chế biến phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số cách nấu canh và nấu lẩu của loại rau này như sau:

  • Nấu canh chua với cá, tép hoặc hải sản: Rau rút rửa sạch rồi cắt ngắn vừa ăn, tiếp đó đun nước với me (me đã lược chỉ lấy nước) rồi đỏ tép vào hoặc cá đã làm kỹ vào. Sau đó, đổ rau vào cho tới khi tất cả đều chín thì nêm gia vị cùng các loại rau thơm như ngò tây, rau ngổ, húng quế… cho dậy mùi.
  • Nấu lẩu chua: Lẩu chua là dạng cao cấp của canh chua và rất tuyệt vời khi kết hợp với hải sản hoặc các loại ca. Bạn hãy thử để cảm nhận vị ngon của món ăn này nhé.

Với các món ăn được chế biến với rau nhút trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự thay đổi khẩu vị cho mình. Ngoài ra, với những ai muốn có ăn nhút ăn nhai, đảm bảo thì có thể trải nghiệm cách trồng rau ngút tại nhà.

Hướng dẫn cách trồng rau ngút đơn giản, dễ dàng

Cách trồng rau rút

Là loại cây dễ phát triển, rau nhút có bộ rễ khỏe nên có khả năng hút nước và chất khoáng mạnh. Vì vậy, cần đảm bảo đất và nguồn nước sạch cũng như bón phân cho đất khi gieo trồng. Đồng thời, đây là loại cây ưa nước nên bạn cần phải luôn giữ mực nước trong chậu.

Lúc mới trồng, cần giữ mực nước trong ruộng từ 20 – 30cm và trồng thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn dài từ 3 – 4 cm. Đồng thời, trồng các khóm cách nhau 25cm để khi cây lớn sẽ không chen chúc vào nhau.

Cách chăm sóc rau rút

Trong quá trình trồng khoảng nửa tháng, nếu thấy rau lên cao thì cần thêm nước vào sau cho duy trì ở khoảng 30 – 40cm và bón phân 3 – 4 ngày/lần. Lưu ý, dùng phân hữu cơ hoặc động vật để bón ở gốc. Hoặc cũng có thể pha thêm phân đạm, phân lân để cây hấp thu dễ nhất.

Cách thu hoạch

Thông thường, sau khi trồng khoảng 1,5 tháng là có thể thu hoạch và 7 – 10 ngày tiếp theo sẽ thu hoạch tiếp. Thời gian như thế này thường kéo dài từ 4 – 5 tháng tùy vào mức độ chăm sóc.

Tham khảo thêm:

Trên đây là những bật mí bất ngờ về rau nhút mà các bạn có thể tham khảo. Không chỉ là loại rau quen thuộc hàng ngày, rau nhút còn là một vị thuốc vô cùng tốt. Vì vậy, ăn rau rút thường xuyên để đa dạng bữa ăn và tốt cho sức khỏe nhé.