Măng tây có mấy loại, công dụng và cách chế biến ra sao

Măng Tây có nguồn gốc từ Châu Âu. Măng tây du nhập vào Việt Nam 1960 – 1970. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hương vị thơm ngon Măng Tây đã chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách chế biến loại thực phẩm này bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Măng Tây Là Cây Gì?

Măng Tây được gọi với cái tên khoa học là Asparagus officinalis. Nó thuộc lớp thân thảo và họ lily. Toàn bộ cây Măng Tây chỉ có duy nhất phần chồi non được thu hái và dùng làm thực phẩm. Măng Tây khi ăn có vị ngọt lại giọt nên được nhiều người ưa chuộng.

Hình ảnh cây măng tây
Hình ảnh cây măng tây

Măng Tây được trồng phổ biến tại Châu Âu và Bắc Phi. Tại Việt Nam ở một vài tỉnh, thành cũng trồng được cây Măng Tây như Trà Vinh, Bạc Liêu, Bình Phước, Bắc Ninh,…So về chất lượng Măng Tây Việt Nam ngon không kém loại được trồng ở Châu Âu.

Măng Tây có những loại nào và hàm lượng dinh dưỡng ra sao?

Măng Tây chỉ là tên gọi chung, thực tế nó có đến 3 loại, đó là măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Trong đó loại Măng Tây xanh là phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.

Măng Tây rất giàu vitamin. Thông qua một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trong Măng Tây chứa nhiều vitamin A, B, C, E, K, B6. Ngoài vitamin nó còn tích tụ rất nhiều dưỡng chất khác như: canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho protein và chất xơ.

Măng Tây có ba loại
Măng Tây có ba loại

Măng tây có công dụng gì?

Măng Tây là loại thực phẩm rau xanh bổ dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nếu nói về công dụng của Măng Tây thì rất nhiều. Nhưng nhìn chung Măng Tây có công dụng rất lớn trong việc giúp cơ thể phòng và chống một số bệnh nguy hiểm.

Ngăn ngừa ung thư

Khoa học đã chứng minh chất glutathione có trong Măng Tây có khả năng chống oxy hóa tế bào. Từ đó giúp cơ thể phòng chống bệnh ung thư nguy hiểm. Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng làm lành các thương tổn nơi tế bào. Do đó người mắc bệnh ung thư nên dùng Măng Tây thường xuyên để hạn chế việc tế bào ung thư di căn.

Hỗ trợ giảm thiểu các bệnh tim mạch

Tim là cơ quan duy trì sự sống cho cơ thể. Đây là một bộ phận rất quan trọng nên cần được bảo vệ. Qua thời gian do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh bộ phận này dần trở nên bị lão hóa. Từ đó phát sinh ra một số bệnh tim mạch nguy hiểm có khả năng cướp đi mạng sống con người bất cứ lúc nào. Thật may khi mà trong Măng Tây lại rất giàu Kali, folate và chất xơ. Những hoạt chất này có tác dụng ổn định huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu từ đó giảm áp lực lên tim. Tim hoạt động tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh được.

Giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Sở dĩ con người mắc bệnh tiểu đường vì cơ thể thiếu hụt Insulin. Insulin là một hoocmon có khả năng hấp thụ đường Glucose trong máu. Các nhà khoa học đã phát hiện Măng Tây có chứa hoạt chất có khả năng kích thích cơ thể tăng tiết Insulin. Vì thế đưa Măng Tây vào thực đơn mỗi ngày đồng nghĩa bạn đang giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Tăng cường miễn dịch

Do Măng Tây rất giàu Vitamin và khoáng chất. Ăn Măng Tây thường xuyên bạn sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin và khoáng chất thiếu hụt. Cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Đồng thời hệ miễn dịch cũng hoạt động mạnh mẽ hơn để bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do.

Những món ăn ngon được làm từ Măng Tây

Măng Tây rất dễ chế biến, hơn nữa ăn rất ngon và vừa miệng. Với Măng Tây bạn có thể luộc, hấp, xào, áp chảo cũng đủ ngon rồi. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm Măng Tây xào tỏi và nấu canh. Đây là hai món mà theo tôi cực ngon và giàu dinh dưỡng.

Cách làm Măng Tây xào tỏi

Nguyên liệu

  • Măng Tây xanh 300gr
  • Tỏi băm 1 muỗng
  • Muốn 1 phần 4 muỗng cà phê
  • Tiêu ¼ muỗng cà phê
  • Dầu oliu 3 muỗng canh.

Cách thực hiện

Măng Tây mua về bỏ phần già đi và rửa sạch, để ráo. Bạn có thể để nguyên cây xào hoặc cắt khúc tùy thích. Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào. Dầu sôi cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho Măng Tây vào đảo nhanh tay. Bạn tiếp tục nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó bạn đảo tiếp trong vòng 3 phút nữa rồi tắt bếp.

Măng Tây xào tỏi
Măng Tây xào tỏi

Canh Măng Tây

Nguyên liệu

  • Măng Tây 60gr
  • Thịt bò 50gr
  • Tỏi băm 3 tép
  • Sả cây 1 nhánh cắt khúc
  • Muối ⅓ muỗng cà phê
  • Hạt nêm ¼ muỗng cà phê
  • Dầu ăn 2 muỗng cà phê

Cách thực hiện: 

– Măng tây bỏ phần già, rửa sạch để ráo nước, cắt khúc vừa ăn.

– Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào. Dầu sôi cho tỏi vào phi thơm. Tiếp tục cho Măng Tây vào chảo đảo thật nhanh, rắc thêm ít muối đảo sơ rồi tắt bếp.

– Bắc nồi nước lên bếp cho sả vào đun sôi trong một vài phút. Bạn cho một ít muối vào nồi nước

– Nước sôi bạn vớt sả ra, cho thịt bò vào đảo cho chín tái rồi vớt ra chén.

– Kế đến bạn cho Măng Tây vào nồi nước dùng khoảng 1 phút.

– Sau đó bạn nêm nếm vừa ăn, cho thịt bò vào và tắt bếp

– Bạn múc canh ra tô, rắc tỏi phi lên trên và dùng nóng.

Cách trồng măng tây

Trồng Măng Tây có hai cách đó là bằng hạt và bằng gốc cây cũ. Sau đây tôi sẽ trình bày ngắn gọn từng cách một để bạn tiện theo dõi.

Trồng Măng Tây bằng hạt

Trồng Măng Tây bạn hạt có các giai đoạn sau: ngâm, ủ, làm đất, ươm.

– Công đoạn ngâm: Trước khi mang hạt Măng Tây đi ngâm bạn mang nó ra nắng phơi từ 2 – 3 giờ. Sau đó mang vào xả sạch với nước lạnh, loại bỏ hạt lép. Bạn mang nó đi ngâm trong nước ấm tầm 40 đến 45 độ C trong khoảng 15 đến 20 giờ, 4 tiếng bạn lại thay nước một lần. Sau cùng vớt ra và rửa sạch lại

– Công đoạn ủ: nếu bạn ủ hạt với số lượng ít có thể cho nó vào khăn tối màu, ủ khoảng một tuần trong nhiệt độ từ 30 đến 40 độ C. Đặt khăn ở nơi kín gió, cứ 12 tiếng lại tưới nước một lần. Chỉ từ 9 đến 12 ngày ủ thì hạt giống sẽ nứt nanh. Bạn cần kiểm tra kịp thời để mang nó đi ươm.

– Làm đất: Đất cần được làm sạch bằng cách ủ vôi. Sau đó bạn bổ sung vào đất các loại phân xanh, mùn, tro trấu,…

– Ươm hạt: Công đoạn này quan trọng và mất thời gian nhất. Thời gian ươm hạt giống mất từ 2 đến 3 tháng. Để chống sâu bệnh tốt nhất bạn nên ươm hạt trong bầu đất thay vì ươm trên ruộng.

Trồng Măng Tây bằng hạt
Trồng Măng Tây bằng hạt

Trồng Măng Tây bằng gốc cây cũ

Nếu như trồng măng tây bằng hạt thì bạn phải chờ rất lâu mới cho ra măng tây có kích thước đủ lớn. Chính vì vậy người ta thường mua lại gốc măng tây để trồng.

  • Làm đất: Đất phải được làm kỹ trong vòng 2 tháng trước khi trồng. Các công đoạn làm đất phải cách nhau 15 ngày. Khi làm đất bạn nên tạo các rãnh thoát nước có độ sâu từ 20 đến 30 cm. Phần luống đắp cao lên 20 đến 30cm, rộng 1m để cây không bị úng nước.
  • Trồng cây: Trước khi trồng bạn tạo trên đất một cái hố. Sau đó cho gốc măng tây vào và vùi một lớp đất lên trên.
  • Nước tưới: Cần tưới nước đầy đủ vào buổi sáng và buổi chiều, đối với trời mưa thì hạn chế tưới nước.

Tham khảo thêm

Măng Tây loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vậy không việc gì mà chúng ta không mang nó vào bữa ăn mỗi ngày. Bạn chỉ cần khéo léo kết hợp Măng Tây với các loại thực phẩm khác nhau sẽ tạo nên món ăn mới lạ.