Cây trầu bà có bao nhiêu loại? Ý nghĩa phong thủy ra sao

Cây trầu bà là loại cây phong thủy rất được nhiều người ưa chuộng. Đây là loại cây thanh lọc không khí mang đến tài lộc cho gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu hết các loại cây trầu bà qua bài viết này nhé.

Cây trầu bà là cây gì?

Trầu bà vàng cũng có tên là vạn niên thanh (tên khoa học: Epipremnum aureum) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được Édouard-François André công bố mô tả khoa học đầu tiên năm 1880 dựa theo mô tả trước đó của Jean Jules Linden, tại trang 69 tập 27 sách L’Illustration Horticole dưới danh pháp Pothos aureus. Năm 1963, George Sydney Bunting chuyển nó sang chi Epipremnum.

Bản địa nguyên thủy của cây này là đảo Mo’orea thuộc quần đảo Société ở Nam Thái Bình Dương, sau được du nhập và trồng ở nhiều nơi trong khu vực ôn đới và nhiệt đới. Ở vùng ôn đới cây này được chuộng là một loại cây kiểng trồng trong nhà. Tuy nhiên ở vùng nhiệt đới cây vạn niên thanh cũng mọc hoang, có khi gây thiệt hại môi sinh.

Các loại cây trầu bà
Các loại cây trầu bà

Đặc điểm chung của giống cây Trầu Bà đó là thuộc thân thảo thuộc loại tròn, rễ sinh khí, có khả năng quấn leo có loại cây không leo. Cây không chỉ được trồng trong đất mà cây trầu bà thủy sinh (hay còn gọi là trầu bà thủy canh) cũng rất được ưa trồng.

Cây vừa có thể phát triển xanh tươi ngoài nắng mà cũng sống được trong bóng râm. Tuy nhiên, có loài không chịu được nắng quá gắt và dễ cháy lá cũng như chết cây. Để phân biệt các loại cây Trầu Bà, các bạn cần dựa vào màu sắc và hình thái lá cũng như thân.

Cây trầu bà đế vương – Philodendron Imperial

Cây trầu bà đế vương có tên khoa học là Philodendron Imperial, còn được biết đến với các cái tên khác như cây đế vương, cây đại hoàng đế. Đây là loại cây thân thảo, thuộc họ Ráy và thường mọc thành bụi cao khoảng 0,5 – 1,3 mét tùy loại. Cây đại đế vương này không chỉ đem đến không gian thoáng mát cho gia đình bạn mà còn mang ý nghĩa phong thủy nữa đấy, vì vậy mà đây là loại cây cảnh được rất nhiều gia đình lựa chọn.

Cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương

Cây Trầu Bà Thanh Xuân – Leaf Philodendron

Cây Trầu Bà Thanh Xuân hay còn được gọi là Trầu Bà Lá Xẻ, Trầu Bà Tay Phật. Cây có tên tiếng khoa học Leaf Philodendron. Danh pháp khoa học của cây là Philodendron bipinnatifidum hoặc Philodendron selloumSplit, thuộc họ Araceae (họ ráy).

Chiều cao trung bình của Trầu Bà Thanh Xuân từ 70cm đến 1,5m. Cây mọc thành bụi nhỏ, thân thảo mảnh khảnh, phân nhiều nhánh, màu xanh sẫm. Lá cây to bản, xanh bóng. Lá xẻ thùy sâu tựa chân vịt, bẹ lá lớn ôm thân. Hoa của cây dạng mo nhỏ, trên cuống chung, mập.

Cây trầu bà thanh xuân
Cây trầu bà thanh xuân

Cây Trầu Bà Lá Xẻ – Monstera deliciosa

Trầu bà lá xẻ có tên khoa học là Monstera deliciosa, là loài cây thân thảo thuộc họ Ráy (Araceae), nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, bởi vậy cây còn có tên là cây trầu bà Nam Mỹ.

Cây trầu bà lá xẻ mọc theo bụi, chiều cao cây chỉ từ 30cm – 1m tùy môi trường sống. Cây phân thành nhiều cành nhánh rậm rạp, lá có bản to mọc trên một cuống lá dài, phần gốc tạo thành bẹ ôm lấy thân cây.

Điểm đặc biệt là lá của trầu bà lá xẻ không liền mạch mà có các đường xẻ, chia lá thành các đường thùy rất đẹp mắt.

Cây trầu bà lá xẻ
Cây trầu bà lá xẻ

Cây Trầu Bà Vàng – Golden Pothos

Trầu Bà Vàng là loại truyền thống và phổ biến nhất. Cây nổi bật với những chiếc lá hình trái tim bầu màu xanh xen lẫn vàng rất tươi. Thân cây mang màu xanh của lá. Nếu cây này được cung cấp nhiều ánh sáng, nhiệt độ ấm áp và đủ nước cũng như dinh dưỡng, lá cây có thể phát triển khá lớn (có khi đạt chiều rộng 30cm).

Đây là một loại cây dây leo mềm, có lá lớn dễ sống. Cây có tác dụng làm sạch không khí, loại bỏ Aldehyde formic và các chất ô nhiễm mang lại một không gian trong lành, thoáng đãng.

Cây thường được trồng trên chậu hoặc trồng thủy sinh dùng để trang trí bàn làm việc, bàn khách… Ngoài ra cây trầu bà thái lá vàng còn được dùng để thi công tường cây, mảng tường xanh.

Hình ảnh cây trầu bà vàng
Hình ảnh cây trầu bà vàng

Trầu Bà Thái – Neon Pothos

Trầu bà thái là cây có thể sống được trong nhà, môi trường bóng râm, hoặc nơi có ánh sáng yếu. Cũng như các loại trầu bà khác ở Việt Nam thì trầu bà thái có thân dạng bò hoặc rũ thòng xuống nếu treo lên cao, nhưng phần lớn trầu bà thái được sử dụng làm chậu treo và một số trồng để trên bàn làm việc, vì thân của chúng không bò dài như các loại trầu bà thân bò khác.

Lá trầu bà thái thông thường có hai màu chính đó là màu vàng chanh và màu xanh đậm, tuy hai màu khác nhau nhưng lá điều có chung hình dạng và kích ỡ, lá dạng hình tim nhọn ở đầu ngọn, cuốn lá dài, lá đơn mọc cách

Thân trầu bà thái dạng bò nhưng ngắn hơn so với các loại trầu bà ta, trên thân có nhiều rễ phụ, thân tròn mềm..

Cây trầu bà thái
Cây trầu bà thái

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch Vàng – Jessenia Pothos

Trầu Bà Cẩm Thạch Vàng có hình thái lá khá giống với Trầu Bà Cẩm Thạch (Marble Queen Pothos). Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ bạn sẽ phân biệt được hai loại này, bởi Jessenia Pothos có màu xanh chiếm ưu thế hơn một chút. Và lá của Jessenia Pothos cũng không trắng kem mà là trắng vàng.

Thân cây thì lại mang màu xanh của lá. Nhưng đồng thời, bạn cũng không được nhầm lẫn Trầu Bà Cẩm Thạch Vàng với Trầu Bà Vàng bởi Jessenia Pothos phát triển khá chậm so với Golden Pothos và sắc lá cũng như tươi tắn nhiều màu vàng bằng.

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch Vàng
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch Vàng

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch – Marble Queen Pothos

Trầu Bà Cẩm Thạch (tên thường gọi: Trầu Bà sữa) có tên khoa học là Epipremnum aureum ‘Marble Queen’, thuộc họ thực vật Araceae (họ Ráy). Lá hình trái tim, màu lá loang những vệt trắng (như sữa) trên nền xanh trông rất xinh đẹp. Cây có thể trồng được cả trong đất và trong nước.

Đây là loại cây rất dễ chăm sóc, chịu bóng và ưa bóng râm và phát triển tốt ở môi trường mát mẻ với nhiệt độ khoảng 18-25°C, thích hợp để trang trí trong phòng ngủ, bàn ăn, nhà bếp, phòng tắm,… Không nên để Trầu Bà Cẩm Thạch ngoài trời nắng gắt, nếu không cây có thể bị héo hoặc cháy lá.

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch

Cây Trầu Bà Sữa – Manjula Pothos

Manjula Pothos có cạnh lá lượn sóng chứ không phẳng như những loại Trầu Bà khác, nên có thể phá vỡ hình trái tim của lá. Lá cây đa dạng với các sắc thái của bạc, trắng, kem, xanh nhạt, xanh đậm. Mỗi lá là khác nhau, không có quy chuẩn nào về màu sắc của các lá: nhiều lá có những mảng xanh lớn, lá khác lại chỉ phủ màu trắng như sữa.

Thân cây cũng màu trắng hoặc bạc. Nhiều tài liệu cho rằng cây Trầu Bà này là giống lai trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học, nhưng sự chính xác thì vẫn chưa được chứng thực.

Cây Trầu Bà Sữa
Cây Trầu Bà Sữa

Trầu Bà Ngọc – Pearls and Jade Pothos

Đầu tiên nói đến đặc điểm nhận dạng, lá cây này là sự kết hợp của những mảng màu xanh ngọc và màu trắng kem cũng như xám bạc. Cạnh lá cũng lượn sóng như Trầu Bà Sữa nên dễ làm mất đi hình dáng trái tim vốn dĩ của lá Trầu Bà. Chúng ta dễ nhầm Pearls and Jade Pothos với Manjula Pothos. Điểm phân biệt đó là các phần màu trắng của tán lá thường lốm đốm với tông màu xanh lá cây và màu xám bạc.

Trầu Bà Ngọc là giống cây khó chăm nhất trong các loại cây Trầu Bà. Bởi vì cây không thể chịu được ánh nắng trực tiếp, nếu quá gắt cây sẽ khô lá và chết trong thời gian ngắn mà không thể hồi phục. Cây phát triển cực kỳ chậm, lá thuộc loại nhỏ nhất, và thân cũng không leo bò ra nhiều. Nếu để ý, bạn sẽ thấy lá cây mỏng như tờ khăn giấy, nên dễ cháy lá là vì vậy.

Cây trầu bà cẩm thạch

Trầu Bà Bạc – Silver Pothos

Trầu Bà Bạc có lá cây hơi dày và có vẻ cứng cáp hơn các cây cùng loài. Lá cây hình trái tim nhỏ, viền trắng bạc, bề mặt trên của lá màu xanh sẫm lấm tấm đốm bạc nhỏ. Chúng ta dễ dàng nhận ra cây Trầu Bà Bạc bởi bề mặt dưới của lá có màu xanh nhạt và không hề lốn đốm bạc như phía trên. Trong khi đó, các loại Trầu Bà khác, cả hai mặt của lá đều có màu sắc giống nhau (trên xanh thì dưới xanh, trên bạc thì dưới bạc, trên vàng dưới cũng vàng). Thân cây thuộc dạng tròn nhất, màu xanh sẫm và không phát triển bò leo nhiều.

Trầu Bà Bạc - Silver Pothos
Trầu Bà Bạc – Silver Pothos

Cây Trầu Bà Xanh – Cebu Blue Pothos

Trong số các giống cây Trầu Bà thì chỉ Trầu Bà Xanh là loại có hình dáng lá cây thuôn dài như mũi tên. Lá chỉ độc một màu xanh lục, lá non rất bóng mượt, lá quá già hoặc bám nhiều bụi bẩn thì nhám thô hơn. Thân cây tiệp màu lá, cũng là màu xanh lục. Cây có khả năng chịu hạn khá tốt và sinh trưởng khá mạnh.

Cây trầu bà lá xanh
Cây trầu bà lá xanh

Có một loại Trầu Bà Xanh khác, lá cũng xanh tươi, bóng nhẵn nhưng lại khá bầu như hình trái tim và lớn. Đó là cây Trầu Bà Xanh Leo Cột. Cây có khả năng leo quấn quanh một cột ở giữa chậu, phát triển mạnh giống Trầu Bà Vàng (Golden Pothos). Tuy nhiên, ở mức độ cực đại, lá của Trầu Bà Xanh Leo Cột vẫn không thể nào lớn bằng lá Trầu Bà Vàng Leo Cột.

Bạn biết được bao nhiêu loại trong số 8 loại cây Trầu Bà kể trên? Và nếu không có bài viết này thì bạn có dám tự tin rằng mình sẽ phân biệt được chúng. Nếu nhận biết được hết, xin chúc mừng, bạn đã có thể trở thành chuyên gia với cây Pothos rồi.

Nhưng khoan, chỉ phân biệt không thôi thì đã đủ chưa? Có lẽ bạn cần nắm vững lại một vài thông tin nhỏ dưới đây:

  • Hầu hết các loại Trầu Bà đều lan bụi, bò trườn rất nhanh, có thể trồng chậu treo để rủ thân xuống hoặc trồng gần tường để bò che kín tường. Ngoại trừ Trầu Bà Ngọc và Trầu Bà Bạc.
  • Trầu Bà Vàng thuộc dạng có sức sống mạnh mẽ nhất, phát triển nhanh nhất, lá có chiều rộng cực đại lớn nhất.
  • Trầu Bà Ngọc, Trầu Bà Sữa và Trầu Bà Neon chỉ thích hợp sống trong bóng râm hoặc đèn huỳnh quang. Đặc biệt là Trầu Bà Ngọc tuyệt đối không được phơi nắng quá 2h.

Cây trầu bà thủy sinh

Cây trầu bà thủy sinh thực chất là tên của tất cả các loại cây trầu bá phía trên khi được trồng trực tiếp rễ dưới nước. Tuy nhiên, cũng có loại cây trầu bà trồng hẳn trong nước được nhiều anh em chơi bể cá cảnh thủy sinh ưa chuộng.

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà và tuổi hợp với cây trầu bà

Ngoài là một cây cảnh trang trí nội thất hiệu quả, trầu bà còn có 2 tác dụng rất có lợi cho sức khỏe đó là thanh lọc không khí và trị bệnh thận trong Đông Y (Theo từ điển cây thuốc Việt Nam). Cùng với cây kim tiền, các loại trầu bà thủy sinh là những giống cây cảnh trồng trong nhà mang lại không khí trong lành.

Trong phòng 10 m2 thì nên có 1 đến 2 cây trầu bà có hiệu quả thanh lọc không khí, giúp cho chúng ta thoải mái, thư giãn hơn. Môt số loại khí độc, chất độc mà cây có thể hút được đó chính là các khí benzene, bức xạ của các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi…..

Là cây cảnh hợp với mọi mệnh và không kiêng kỵ với mệnh nào. Trong tất cả các mệnh thì cây trầu bà phong thủy hợp nhất là mệnh Mộc. Đây là những người có tính phóng khoáng, tốt bụng, thường hay giúp đỡ người khác.

Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt dẫn đến họ thường dễ tin người và bị tình cảm chi phối làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác.

Do đó, một chậu cây trầu bà trên bàn làm việc hay trong phòng ngủ sẽ giúp hạn chế nhược điểm đó, giúp họ lí trí, tỉnh táo hơn và không mắc sai lầm.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng cây sẽ phụ giúp đắc lực nhất với người tuổi Ngọ, giúp đạt được thành công về tiền bạc và sự nghiệp. Người tuổi Ngọ nên đặt cây trầu bà trong nhà để thu hút vượng khí, hạn chế thói quen phung phí, biết “giữ” tiền một cách tốt hơn.

Tham khảo thêm

Qua bài viết này hy vọng bạn đã biết hết về những loại cây trầu bà. Hãy xem thêm các bài viết thú vị khác từ Rauxanh.net nhé.

Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau