Cây nguyệt quế bonsai làm cảnh rất tốt trong phong thủy

Trong những năm trở lại đây, cây nguyệt quế trở nên được ưa chuộng và trồng làm cây cảnh, cây bonsai trong nhiều gia đình. Không chỉ có giá trị thẩm mỹ, loại cây này còn mang đến nhiều công dụng về sức khỏe và giá trị phong thủy thiết thực. Bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cây nguyệt quế nhé.

Đặc điểm cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis. Đây là giống bonsai được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Điểm nổi bật của nguyệt quế là sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, hoa thơm quyến rũ, Đồng thời, loại cây này là biểu tượng của sự chiến thắng, tài lộc.

Cây nguyệt quế bonsai
Cây nguyệt quế bonsai

Cây nguyệt quế có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Châu Á. Tại Việt Nam, cây thường được tìm thấy ở các khu rừng. Tập trung nhiều nhất ở các khu vực ven sông, ven suối…

Nguyệt quế là loại cây thân gỗ, thường mọc dạng bụi lớn. Cây nguyệt quế rừng có thể cao từ cao 9 đến 15m. Thân cây thẳng, vỏ nhẵn. Lá nguyệt quế dài khoảng 6-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá bầu dục, dày, cứng, không lông và có mùi thơm. Hoa nguyệt quế rất thơm, khoảng 8 bông một cụm và mọc ra từ nách lá.

Các cây nguyệt quế cảnh sẽ có kích thước thấp hơn để phù hợp với đặc thù trồng trong nhà. Một cây nguyệt quế mini sẽ rất phù hợp trong không gian nhà của bạn.

Công dụng của cây nguyệt quế

Các loại cây nguyệt quế bonsai không chỉ được dùng để làm cảnh, những công dụng của nó sẽ khiến bạn hết sức bất ngờ.

Tốt cho tiêu hóa, hô hấp và tim mạch

Cây nguyệt quế có tính ấm nên bạn có thể dùng lá của chúng trong nấu ăn hoặc xoa tinh dầu nguyệt quế lên bụng để tăng tiết mật, men và dịch tiêu hóa.

Dùng tinh dầu nguyệt quế hoặc lá nguyệt quế để xông hơi còn giúp làm sạch chất nhầy trong phổi, kích thích đường hô hấp. Đặc biệt tốt cho người bị hen suyễn.

Ngoài ra, axit axetic có trong lá nguyệt quế có tác dụng loại bỏ cholesterol trong máu, tăng cường thành mạch giúp bảo vệ tim.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu, hoạt chất có trong lá nguyệt quế có khả năng điều trị bệnh tiểu đường typ 2. Chỉ cần 3 gam lá nguyệt quế hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể giúp giảm nồng độ Glucose trong cơ thể.

Giảm stress, thư giãn, giúp ngủ ngon

Đốt lá nguyệt quế cho mùi hương lan tỏa từ từ trong phòng sẽ tạo cảm giác thư giãn, loại bỏ mệt mỏi, giúp tinh thần phấn chấn hơn. Bạn cũng có thể cho một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào bồn tắm, ngâm mình trong 10 – 15 phút bảo đảm sẽ giúp thư giãn hiệu quả.

Cây nguyệt quế giúp thư giãn, giảm stress hiệu quả
Cây nguyệt quế giúp thư giãn, giảm stress hiệu quả

Một công dụng nữa của tinh dầu chính là giúp giấc ngủ của bạn trở nên sâu và ngon hơn. Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu vào chiếc khăn, đặt dưới gối ngủ. Mùi hương của tinh dầu giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.

Chống viêm, kháng khuẩn

Dùng tinh dầu nguyệt quế xoa lên các khớp xương và và bổ sung vào các món ăn sẽ giảm đau và kháng viêm rất tốt. Đối với các vết thương, vết đứt, dùng lá nguyệt quế tán nhuyễn, đắp lên sẽ giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả.

Trị gàu, kích thích mọc tóc

Với đặc tính của mình, cây nguyệt quế có thể mang lại hiệu quả trị gàu rất tốt. Khi gội đầu, bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu vào dầu gội. Không những làm sạch gàu mà còn ngăn gàu phát triển. Dùng tinh dầu nguyệt quế khi gội còn kích thích mọc tóc. Bạn có thể ủ lên tóc trong khoảng 15 đến 20 phút, sau đó xả sạch với nước.

Chữa ho, cảm lạnh

Kết hợp tinh dầu nguyệt quế cùng với dầu, massage lên ngực, lòng bàn chân có thể chữa ho, cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Cây nguyệt quế trong phong thủy

Không phải ngẫu nhiên mà cây nguyệt quế cảnh được nhiều gia đình trồng phổ biến hiện nay. Theo quan niệm của nhiều người, loại cây có thể trừ tà ma, xua đuổi những điều đen đủi.

Ngày xưa, trong các cuộc thi đấu Olympic, người Hy Lạp cổ đại thường tặng thưởng những người chiến thắng bằng vòng nguyệt quế. Chính vì thế, trồng cây nguyệt quế trong nhà cũng mang ý nghĩa con cháu sẽ gặp nhiều may mắn, thành đạt, gặt hái được nhiều thành công.

Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế thường được trồng bằng những cách phổ biến sau: gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Trong đó, ghép mắt là hương pháp được sử dụng nhiều nhất. Cách thực hiện như sau: chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đã ra hoa được 1 – 2 lần. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng, không sâu bệnh.

Cây nguyệt quế cần được chăm sóc đúng cách
Cây nguyệt quế cần được chăm sóc đúng cách

Cùng với đó, khi trồng và chăm sóc cây nguyệt quế cần phải chú ý kỹ lưỡng những điều sau:

  • Đất trồng: Đất pha thịt, tơi xốp và màu mỡ, độ pH = 5 – 7.
  • Ánh sáng: Nguyệt quế là loại cây ưa ánh sáng, tuy nhiên nên tránh ánh nắng gắt. Cường độ ánh sáng thích hợp nhất là vào buổi sáng và chiều tối.
  • Nước: Phải luôn cung cấp đủ nước cho cây bởi nguyệt quế là loại cây ưa ẩm.
  • Bón phân: Bón phân định kỳ 1 – 2 tháng/lần cho cây.
  • Thay chậu: Cần phải thay chậu định kỳ 3 –  4 tháng một lần. Chỉ cần loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trong chậu và thay bằng hỗn hợp đất sạch mới. Nên thay chậu vào mùa xuân hoặc trước mùa mưa nhằm đảm bảo cây đâm chồi nảy lộc đúng vụ.
  • Cắt tỉa: Tiến hành tỉa cành thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa nắng.

Tham khảo thêm:

Bài viết vừa cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về cây nguyệt quế. Nếu bạn đang loay hoay tìm cho mình một loại cây cảnh để trồng và trang trí trong nhà, thì  nguyệt quế rất xứng đáng để có một vị trí trong khuôn viên nhà.