Cây nắp ấm công dụng ra sao và cách trồng hiệu quả

Cây nắp ấm là một loại thực vật đặc biệt, ngoài việc lấy dưỡng chất từ đất, chúng còn lấy dinh dưỡng từ những con côn trùng nhỏ bé như ruồi, muỗi, kiến…có thể nói, đây là loài thực vật ăn thịt duy nhất trên hành tinh. Vậy nguồn gốc và kỹ thuật nuôi trồng loài cây cảnh này như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Cây nắp ấm phân bố ở đâu?

Cây nắp ấm hay chi nắp ấm có tên khoa học là “Nepenthes” hiện nay có tới hơn 100 loài và được tìm thấy nhiều nhất trên trên quần đảo Mã Lai hoặc ở những khu rừng rậm nhiệt đới mưa nhiều, có độ ẩm cao. Hầu hết loài cây này sinh trưởng trong phạm vi khá hẹp, không tập trung, sống lẻ tẻ trên các ngọn núi khác nhau. 

hình ảnh cây nắp ấm
Nguồn gốc cây nắp ấm

Trên thế giới, có khoảng 10 loài nắp ấm, chúng được phân bổ rộng khắp từ khu vực Đông Nam Á sang Ấn Độ, Châu Âu, người ta thường bắt gặp chúng trong các khu rừng rậm nhiệt đới Amazon với kích thước cực đại, đủ để nuốt một con người. Theo một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu hệ sinh thái, cây nắp ấm có khả năng sinh trưởng cực tốt, tùy vào môi trường sống mà chúng có thể phát triển lên đến 3.520 m. 

Hơn nữa, một số loài còn có sức sống cực kỳ mãnh liệt, chúng có thể tồn tại ở những địa hình khắc nghiệt nhất như: đất nhiễm kim loại nặng, đất cát, đất có nguồn gốc núi lửa hoặc sống trên đá, chẳng cần tiếp xúc với đất chúng vẫn tồn tại và sinh trưởng bình thường.

Cơ chế bắt mồi

Nếu quan sát kỹ cây nắp ấm bạn sẽ thấy chúng có cấu tạo như hình một chiếc bình phễu, bên trên là một cái lá có tác dụng đậy lại khi con mồi dính bẫy, đây là một cái bẫy khá hoàn hảo, cực kỳ hữu hiệu. Thường thì trong cái phễu sẽ chứa rất nhiều chất lỏng, người ta gọi đó là dung dịch thu hút con mồi bởi chúng thường phát ra một mùi thối đặc trưng giống như xác bị phân hủy đang bốc mùi.

Đây chính là mùi hương chết người, chúng sẽ dẫn dụ các loài sinh vật nhỏ bé như muỗi, ruồi,…bay đến và sau đó chúng sẽ tự sa vào những chiếc phễu chứa đầy dung dịch enzym tiêu hóa và sau đó cái nắp sẽ được đóng chặt lại làm con mồi không thể thoát khỏi và chết dần chết mòn trong đó.

Cách thu hút mồi của cây nắp ấm
Cách thu hút mồi của cây nắp ấm

Cơ chế cụp lại của cây nắp ấm cũng giống với cây trinh nữ ( cây xấu hổ), đây là một phản ứng tự nhiên không liên quan đến sinh trưởng. Bên ngoài, cây nắp ấm sẽ giống như một loài săn mồi nguy hiểm nhưng về bản chất, chúng lại là một ngôi nhà bé nhỏ, nuôi dưỡng các sinh vật bé nhỏ đang cộng sinh bên trong. 

Cơ chế cộng sinh này không hoàn toàn có hại bởi, bản thân chúng không thể tự đào thảo xác con mồi vì thế chúng sẽ để tảo, giun tròn, các vi khuẩn đa bào lẫn đơn bảo, ấu trùng sinh trưởng và xử lý các phần còn thừa. 

Các công dụng không tưởng của cây nắp ấm

Theo dân gian, cây nắp ấm là một vị thuốc cực kỳ hữu hiệu, chữa được rất nhiều loại bệnh. Cây nắp ấm có vị ngọt, có tính hàn, có thể giải nhiệt, tiêu đờm, hạ huyết áp,…

Trị bệnh tiểu đường

Cây nắp ấm có vị ngọt thanh, có thể kết hợp với các bài thuốc khác có công dụng hạ đường huyết hiệu quả. Theo nghiên cứu, chất dịch trong cây nắp ấm giúp cơ thể cân bằng được lượng đường trong máu, giúp bạn ổn định được đường huyết.

Chống bệnh gan nhiễm mỡ

Cây nắp ấm còn có tác dụng đánh tan cholesterol thừa có trong máu, các bộ phận tim mạch, gan không bị chịu áp lực do các tế bào mỡ bám vào.

Lợi ích từ cây nắp ấm
Lợi ích từ cây nắp ấm

Trị sỏi thận hiệu quả

Theo các bài thuốc đông y Trung Hoa, cây nắp ấm và hột chuối rừng có công dụng tiêu sỏi thận, giúp hỗ trợ cơ chế lọc máu của thận.

Ngoài ra, cây nắp ấm còn được dùng để điều trị các bệnh loét dạ dày, tá tràng, đái tháo đường, cao huyết áp hay ho gà, hoặc ho ra máu.  

Các lưu ý khi trồng cây nắp ấm 

Cây nắp ấm thường sống trong môi trường rộng rãi, vì thế bạn nên trồng chúng ở trong chậu sứ, chậu đất to để chúng có cơ hội sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, bạn cũng phải lựa được hỗn hợp đất trồng phù hợp, tránh trường hợp chúng bị bí ẩm, không khí dẫn đến chết khô, héo tàn.

Về đất trồng

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, loại đất thích hợp nhất để trồng cây nắp ấm là đất pha cát, tơi xốp, tạo không khí để cho cây phát triển. Bạn nên trộn xơ dừa với đất cát theo tỉ lệ 1: 1 hoặc 2: 1. Bạn cũng có thể thay xơ dừa bằng dớn trắng – loài thực vật có nguồn gốc từ một loại rêu sống trên đầm lầy. 

Về ánh sáng, độ ẩm

Cây nắp ấm là loài thực vật ưa nắng, thích nước vì thế bạn nên để chúng ở ngoài nắng ít nhất 2 giờ/ ngày và đảm bảo 70% độ ẩm cho cây. Vì là loài cây ưa môi trường tự nhiên không ô nhiễm nên bạn hãy sử dụng nước mưa để tưới cho cây, đừng lấy nước máy. Hơn nữa, môi trường sinh trưởng lý tưởng nhất của loài cây ăn thịt này là 18-30 °C

Kỹ thuật trồng cây nắp ấm
Kỹ thuật trồng cây nắp ấm

Về cách chăm bón

Cây nắp ấm quen sống trong môi trường khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng nên trong quá trình chăm sóc bạn không được bón quá nhiều phân, chỉ cần 1 năm 2 lần là đủ. Thay vì bón phân bạn sẽ phải thường xuyên cho chúng ăn côn trùng.

Tham khảo thêm:

Trên đây là một vài thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng cây nắp ấm. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.