Một loại rau xanh thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam đó chính là Rau Tần Ô hay có tên gọi khác là Rau Cải Cúc. Đây là loại rau dễ trồng và dễ chăm sóc và cho thời gian thu hoạch nhanh nên thường được trồng phổ biến ở nhiều gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về loại rau này nhé.
Nội Dung Chính
Rau tần ô là rau gì? Rau cải cúc là rau gì?
Rau tần ô còn có nhiều tên gọi khác như rau cải cúc, rau đồng cao, rau xuân cúc, rau cúc có nguồn gốc từ khu vực Đông Á và Địa Trung Hải.
Rau cải cúc có thể trồng được quanh năm, dùng để làm thức ăn phổ biến nhất là nấu canh, hoặc làm rau nhúng lẩu.
Ngoài ra, nhiều người còn trồng rau tần ô để hái hoa, hái lá để làm trà khô hãm nước uống, tuy trà tần ô chưa được nhiều người biết đến.
Các công dụng của rau tần ô đối với sức khỏe
Với những đặc tính không độc, vị ngọt, tính mát, thơm, hơi đắng và the, theo đông y, rau tần ô có công dụng bình can bổ thận, lưu thông khí huyết, trị chứng mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ.
Hàm lượng dinh dưỡng phổ biến trong rau tần ô rất đa dạng: các loại vitamin A, B, C, E và K; chất kẽm, sắt, chất béo, đường, các axit amin, prolin, chất xơ, lysin, analin, glutamic, tinh dầu thơm, selen, threonin, aspartat.
Một số lưu ý nhỏ khi dùng rau tần ô làm thuốc chữa bệnh
Tinh dầu trong rau tần ô gặp nóng rất dễ bay hơi, bởi vậy lúc chế biến nên nấu nhanh với lửa to.
Để tăng khả năng hấp thụ vitamin A, chúng ta có thể dùng rau tần ô nấu chung với các loại rau khác như trứng và thịt.
Những người bị tiêu chảy nên đặc biệt chú ý không nên ăn nhiều rau tần ô bởi tính nhuận, thơm và cay không tốt cho hệ tiêu hóa lúc này.
6 bài thuốc chữa bệnh từ rau tần ô
Dứt điểm triệu chứng ho dai dẳng
Đã có rất nhiều người mắc triệu chứng ho dai và áp dụng để cắt cơn ho thành công: chỉ cần lấy khoảng 6 lạng lá cây rau tần ô, thái thật nhỏ, thêm 2 – 3 thìa mật ong và hấp cách thủy, sau đó dùng nước trong bát để uống.
Trị chứng ho có đờm
Lá rau tần ô 90 gram, đường phèn 2 – 3 viên. Đầu tiên, lá tần ô đem sắc cùng 300 – 400 ml nước, sau đó bỏ bã và cho tiếp đường phèn vào nấu đến khi tan hết. Với bài thuốc này chia ra làm 2 lần uống trong ngày.
Mất ngủ, chóng mặt
Rau tần ô nấu canh ngày ăn 2 lần, trong một tuần nấu 2 – 3 ngày để mang lại hiệu quả.
Huyết áp cao
Áp dụng ngày 2 lần và thật kiên trì huyết áp có cao đến mấy cũng được cải thiện và hết hẳn các triệu chứng đầu óc choáng váng, đau đầu. Lấy 1 bó rau tần ô giã nát để ép lấy nước, mỗi lần uống dùng nước ấm pha loãng với khoảng 1 ly rượu nước tần ô, uống ngày 2 lần.
Nấu cháo giải cảm cúm
Ngoài cháo hành, cảm cúm nấu cháo rau tần ô cũng giúp cơ thể khỏe khắn hơn bao giờ hết và cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Lá rau tần ô tươi khoảng 1 nắm, thái nhỏ cho dễ ăn, đặt vào lòng tô lớn, cháo nóng vừa nấu xong đổ lên trên khoảng 5 phút, sau đó trộn đều lên ăn. Để dễ ăn hơn, chỉ cần thêm một chút muối hạt.
Trị đau mắt
Rất ít người biết tới bài thuốc dân gian trị đau mắt từ rau tần ô vừa mang lại hiệu quả lại dễ thực hiện. Chỉ cần hơ nóng lá tần ô và đắp lên mắt, thực hiện vài lần trong ngày sẽ hết.
Rau tần ô chứa nhiều dinh dưỡng mang tới giá trị cao đối với sức khỏe, hãy bổ sung nó vào trong các món ăn hàng ngày ngay nhé.
Tham khảo thêm:
Rau ngải cứu có phải là rau tần ô không?
Hỏi: Cây rau ngải cứu có phải là rau tần ô không? Và rau tần ô có những công dụng gì trong cuộc sống hằng ngày?
Rauxanh.net xin trả lời: rau tần ô hay chính là rau cải cúc và rau ngải cứu là hai loại hoàn toàn khác nhau, mặc dù cùng là những loại rau phổ biến trong bữa cơm người Việt, nhưng công dụng và đặc điểm nhận dạng vô cùng khác nhau.
Nhận biết rau tần ô với rau ngải cứu
Rau ngải cứu cũng thuộc họ cúc, đây là lý do dễ gây hiểu nhầm giữa rau tần ô (rau cải cúc), nó là loài cây trồng sống lâu năm, phát triển tối đa có thể cao tới 50 cm, có thể sống trong mọi thời tiết nhưng khí hậu phù hợp nhất là các vùng ẩm ướt.
Lá của rau ngải cứu có màu hơi tím hoặc lục sẫm (màu bạc), viền lá hình răng cưa, mặt bên dưới có phủ một lớp lông mịn.
Đặc điểm dễ phân biệt giữa rau ngải cứu và rau tần ô là dựa vào mùi vị, ngải cứu có mùi thơm nồng, khá cay và vị đắng.