Một trong những loại rau ăn kèm phổ biến nhất ở nước ta phải kể đến rau răm. Trứng vịt lộn, các món ăn hải sản hấp, luộc, cháo, cá kho… không thể thiếu rau răm.
Nội Dung Chính
Rau răm là gì
Rau răm là cây thân thảo rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á vì nó có thể sinh trưởng tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, không thể sống ở vùng quá nóng. Ở Việt Nam, bất kỳ góc vườn nào cũng thấy trồng rau răm vì dễ chăm sóc không mất thời gian.
Trong điều kiện lý tưởng cây rau răm có thể cao tới 30 cm, các đốt ở thân cây phát triển nhanh. Lá rau răm thường có 2 loại, màu xanh thẫm hoặc nâu đỏ cả hai đều có công dụng như nhau. Tuy nhiên, trong các bài thuốc đông y, rau răm thân đỏ sẽ là vị thuốc được kết hợp nhiều hơn.
Tác dụng của rau răm
Theo đông y, rau răm có tính nóng và vị cay nồng là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, kích thích tiêu hóa, tiêu thực, ấm bụng, sát trùng, làm sáng mắt, tán hàn,….
Chữa bụng đầy hơi
Chỉ cần một nắm rau răm tươi giã nát để vắt nước uống và phần bã dùng để xoa vùng bụng, nhất là vùng quanh rốn.
Chữa Cảm cúm
Giã nhỏ rau răm 1 năm, gừng tươi 3 lát sau đó lọc lấy nước cốt để uống. Hoặc có thể nấu cháo với rau răm, gừng tươi thêm tía tô, kinh giới đều là bài thuốc chữa cảm cúm nhanh khỏi.
Chữa nước ăn chân
Những ai bị nước ăn chân sẽ bị ngứa vô cùng khó chịu. Để trị dứt điểm cần thường xuyên giã rau răm để đắp vào vùng bị nước ăn mỗi ngày 2 lần. Khi đắp thuốc, không để chân dính nước, thường xuyên giữ cho bàn chân khô ráo.
Chữa bệnh ngoài da
Các bệnh hắc lào hay ghẻ lở đều khó chữa bởi viêm da do cơ địa, để cải thiện tình trạng và dứt điểm căn bệnh này hãy lấy rau răm ngâm với rượu trắng, dùng loại rượu này bôi lên vùng da bị tổn thương. Với những chỗ bị nhiễm bệnh chưa lan rộng, có thể giã phần bã đắp lên và băng lại.
Da bị bầm tím
Bài thuốc này cần kết hợp cùng long não và rau răm, cả hai dùng để giã nát trộn đều với nhau, sau đó xoa vào vùng da bầm tím hoặc sưng đau, có thể băng lại 2 – 4 giờ.
Trị mụn nhọt
Rau răm có tác dụng sát trùng, chống viêm và tiêu độc. Hãy dùng 1 nắm rau răm giã chung với ít muối rồi đắp vào chỗ da bị nhọt và băng lại.
Với cách này còn có tác dụng se khít lỗ chân lông nếu áp dụng thường xuyên.
Tham khảo thêm: Các loại rau xà lách
Những món ăn nhất định phải ăn kèm rau răm
Trứng vịt lộn: Có tính khử tanh nên với món này không thể thiếu rau răm cùng vài sợi gừng tươi
Cháo thịt dê: Bỏ rau răm có tác dụng khử mùi
Các món hấp hoặc luộc từ nghêu, sò, ngao, ốc,… dùng rau răm có thể khử mùi tanh, tiêu thực và tăng vị món ăn ngon hơn
Các món nộm: Nên bỏ thêm rau răm cùng các loại rau thơm khác để tăng khẩu vị
Cá kèo kho rau răm: Tăng mùi thơm là gia vị kho cá không thể thiếu của người Nam Bộ
Tác hại ăn rau răm ít ai biết
Mặc dù không chỉ là loại rau ăn kèm với các món ăn khác, nhưng chúng ta cần đặc biệt tránh ăn rau răm trong một số trường hợp dưới đây:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt ăn rau răm có thể bị rong huyết, gây mất hoặc làm rối loạn chu kỳ đèn đỏ
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được ăn rau răm vì nó có thể gây sảy thai ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé
- Nam giới thường xuyên ăn loại rau này sẽ bị giảm ham muốn
- Rau răm có tính nóng nên người máu nóng, những người gầy ốm cũng cần hạn chế ăn loại rau này
Các bài thuốc từ rau răm ở trên được lưu truyền lại trong dân gian và tùy vào thể trạng của mỗi người sẽ phù hợp, hỗ trợ khỏi bệnh, cải thiện sức khỏe nên chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Các loại rau xanh