Rau Ngổ (Rau ngò ôm) với những công dụng tuyệt vời

Rau ngổ là một trong những loại rau ăn kèm rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó còn là loại rau giúp khử mùi hôi tanh của các nguyên liệu giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn. Hãy tìm hiểu về loại rau ngổ này nhé.

Rau ngổ là rau gì?

Rau ngổ hay còn gọi là Rau ngò om hoặc rau ngò ôm. là loài rau có thể sống tốt ở những vùng đất ẩm ướt có quanh năm, thuộc họ mã đề còn được gọi là thạch long vĩ, ngổ hương, ngổ điếc hoặc ngổ thơm. Tất cả các bộ phận cây rau ngổ đều có thể dùng được như lá non để ăn sống thả vào phở, ăn kèm cùng một số món salad; phần thân già hơn có thể nấu canh chua. Còn nếu để làm thuốc, rau ngổ hái về rửa sạch với nước, thái khúc khoảng bằng 1 đốt ngón tay có thể lưu trữ bằng cách phơi khô, sấy hoặc dùng tươi.

Rau Ngổ
Hình Ảnh Rau Ngổ

Trong rau ngổ, nước là thành phần chủ yếu chiếm đến 90%, còn lại là các chất xơ, tro, protein, vi chất sinh tố, chất khoáng vi lượng. Một trong những thành phần được y học ứng dụng nhiều nhất là tinh dầu và các hợp chất flavonoid, coumarine có công dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn.

Từ xa xưa, những thầy thuốc đông y đã ứng dụng rau ngổ để giải độc, trừ viêm, tiêu sưng, giảm đau, lợi tiểu, trị sỏi thận, viêm kết mạc, thủy đậu,… bởi tính mát có tác dụng lớn hỗ trợ cơ thể thanh nhiệt.

Tác dụng của rau ngổ đối với sức khỏe

Dưới đây là 6 bài thuốc đông y từ rau ngổ, bạn đọc có thể tham khảo và ứng dụng trực tiếp:

Hỗ trợ bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Đối với bệnh nhân có nguy cơ hoặc mắc bệnh gan nhiễm mỡ, áp dụng bài thuốc này liên tục 1 tháng sẽ thấy kết quả: Lấy 100 gram rau ngổ thái khúc; 50 gram bạc hà, cả hai cần phơi khô sau đó sao vàng hạ thổ 1 lần; đem sắc trong 100ml nước trong 10 phút. Phương thuốc này bệnh nhân nên uống vào buổi tối sau khi ăn.

Đặc trị sỏi thận

Bài thuốc này vô cùng đơn giản cần áp dụng liên tục 5 – 7 ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối: Rửa sạch 50 gram rau ngổ tươi; tiến hành giã nát rồi chắt lọc lấy nước. Khi uống có thể pha thêm 1 ít muối.

Rau ngổ

Chữa ho, sổ mũi

Với bài thuốc này có thể áp dụng cho mọi đối tượng: Khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể có triệu chứng của bệnh ho hoặc sổ mũi lấy ngay 30 gram rau ngổ tươi rửa sạch để sắc nước uống hằng ngày.

Tốt cho bệnh nhân mắc chứng tê tay chân

Những người thường xuyên bị tê bì tay chân, hãy dùng rau ngổ nấu nước uống thay trà hằng ngày. Kiên trì thực hiện hằng ngày bệnh sẽ đỡ và dứt điểm.

Giúp ngủ sâu và ngủ ngon

Áp lực trong cuộc sống hằng ngày là nguyên nhân khiến nhiều người bị mất ngủ, ngủ đứt giấc không sâu vô cùng mệt mỏi. Muốn cho cơ thể thư giãn hơn, hãy súc miệng với nước rau ngổ, chỉ cần giã nhuyễn 50 gram, lọc nước cốt, có thể thêm ít muối hoặc không, ngay sau khi dậy vào buổi sáng súc miệng liên tục ít nhất 10 ngày.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sạch đường ruột lấy ngay rau ngổ tươi 100 gram sắc cùng mộc hương nam với 1 lít nước cho tới khi còn khoảng 250ml thì chia làm 2 lần để uống trong 1 ngày.

Tiêu viêm, giảm sưng

Những vết thương ngoài da bị mủ hoặc đang sưng, chỉ cần giã nát 1 nhúm rau ngổ đắp lên vết thương, ngày thực hiện vài lần sẽ mau khỏi.

Tham khảo thêm: Tác dụng của rau chân vịt

Tổng hợp 3 món ăn không thể thiếu rau ngổ

Rau ngổ rất quen thuộc trong nhà bếp, được sử dụng phổ biến khi ăn lẩu, nấu canh để tăng mùi thơm, đậm vị cho các món ăn.

Dê tái chanh ăn kèm rau ngổ

Đầu tiên hãy chuẩn bị thịt dê khoảng 3 lạng, gia vị, chanh 3 quả, rau ngổ 1 mớ, chuối xanh, tía tô, mùi tàu, gừng. Thịt dê không cần thái miếng, ướp nước gừng và tương rồi hấp chín tái. Trong lúc này rửa sạch các loại rau đã chuẩn bị và ngâm muối khoảng 15 phút trước khi bày lên đĩa.

Thịt dê sau khi chín tái, thái mỏng miếng vừa ăn, trộn đều các gia vị trên và bày lên đĩa ăn kèm rau ngổ.

Rau ngổ om lươn

Để thực hiện món này, cần chuẩn bị 4 – 5 lạng lươn tùy vào số lượng thành viên gia đình, rau ngổ, sả, ớt, nước cốt dừa, đường, giấm và các loại gia vị khác. Đối với thịt lươn, sau khi rửa sạch để bớt mùi tanh và sạch nhớ chỉ cần rửa qua với giấm, sau đó cắt khúc, ướp cùng các gia vị khoảng 30 phút.

Rau ngổ om dưa
Rau ngổ om dưa

Tiếp đó, bắc chảo lên bếp phi sả, ớt rồi chiên lươn tới khi vàng rồi đổ nước cốt dừa, gia vị vừa ăn, om lửa nhỏ 15 phút. Trước khi trút lương ra bát hãy giải tất cả rau ngổ xuống dưới để có thể chín tái và ăn nóng.

Cá trôi nấu rau ngổ và dứa

Nguyên liệu gồm dứa 1 quả, rau ngổ 1 mớ, cà chua, giá đỗ, hành tươi, thì là, ớt. Cá tiến hành cắt khúc, rán chín qua rồi phi hành cùng cà chua, tiếp đó đổ khoảng 500ml nước và dứa đã thái miếng tiến hành đun sôi. Cuối cùng cho cá, gia vị đun lại tới chín rồi tắt bếp. Tùy khẩu vị mỗi người, có thể nấu nhừ cá hoặc chín tới.

Bổ sung rau ngổ vào thực đơn hằng ngày không chỉ giúp phòng ngừa một số bệnh mà còn cải thiện sức khỏe là vị thuốc rẻ tiền mọi nhà nên biết.

Xem thêm: Rau Xanh