2 mặt lợi hại của Rau Mồng Tơi mà bạn nên biết

Rau mồng tơi có sẵn quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất trong suốt mùa xuân hè từ tháng 3 – tháng 6. Mồng tơi luôn đúng đầu danh sách siêu thực phẩm chứa khoáng chất và vitamin nhiều nhất, nó còn có khả năng cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, công dụng làm đẹp da vượt trội. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá những lợi ích sức khỏe của rau mồng tơi và lý do tại sao bạn nên  bổ sung loại rau này vào trong danh sách thực đơn của gia đình.

Rau mồng tơi là gì?

Rau mồng tơi là một loại cây thuộc họ thân dây leo vô cùng phổ biến ở nước ta, vì có thể sống ở trong mọi khí hậu dù mùa hè nắng nóng hay mùa đông lạnh nên hầu như các quốc gia khác cũng đều trồng mồng tơi.

Rau mồng tơi
Hình ảnh rau mồng tơi

Basella alba L là tên khoa học (tên tiếng anh) của cây rau mồng tơi, nó đã được khoa học nghiên cứu và nhiều kinh nghiệm dân gian cho thấy trong cây chứa lượng lớn giá trị dinh dưỡng vừa có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp mà cũng có một số tác hại ít người nghĩ tới.

Rau mồng tơi có tác dụng gì?

Giá trị dinh dưỡng trong rau mồng tơi phải kể đến lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, bao gồm những thành phần chủ yếu như sắt, vitamin A, B, C, canxi rất cần thiết cho hoạt động hằng ngày của cơ thể chúng ta.

Đối với sức khỏe

Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh: Mất sữa hoặc ít sữa các vitamin, chất nhầy và sắt trong rau mồng tơi có tác dụng lợi sữa cho chị em nuôi con bằng sữa mẹ.

Chữa bỏng da: Bị bỏng do nước sôi hoặc do lửa nhanh chóng lất lá rau mồng tơi giã nát lọc lất nước để bôi lên vùng da bị bỏng. Với những người bị bỏng nặng sau khi sơ cứu bằng mồng tơi nên đến ngay bệnh viện gần nhất.

Thanh nhiệt cơ thể, chữa táo bón khó đại tiện: Nấu canh rau mồng tơi ăn tròng vài ngày với mắm, muối, giấm và tương để hệ tiêu hóa ổn định lại.

Say nắng vào mùa hè: Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột nhất là vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng những cơn say nắng không thể tránh khỏi. Để hết say nắng, lấy nắm mồng tơi tươi giã và đắp lên trán, dùng vải bó lại, ngủ dậy 1 giấc sẽ hết.

Khó tiểu: Nước cốt rau mồng tơi hòa với nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 2:3, bỏ chút muối hạt uống vào buổi sáng trước khi ăn.

Chữa các bệnh về xương đau nhức xương khớp: Rau mồng tơi hầm với chân giò cùng chút rượu ăn thường xuyên để có tác dụng tốt nhất.

Rau mồng tơi
Rau mồng tơi

Trong làm đẹp

Rau mồng tơi đắp mặt nạ trị mụn nhọt: Chỉ cần đem 1 nắm lá mồng tơi say nhuyễn (không cần đổ thêm nước lọc hoặc bất kỳ chất gì khác) trộn với 1/2 thìa cà phê muối để mặt. Cách làm đơn giản, 1 tuần thực hiện 2 lần bạn sẽ có làn da căng mịn.

Cấp nước, dưỡng trắng da căng mọng như da em bé: Chọn những nhánh mồng tơi non chỉ có từ 1 – 2 lá chỗ đầu ngọn, giã lấy nước cốt và trộn thêm ít muối hạt.

Mỗi tối massage nhẹ nhàng lên mặt vài phút trước khi ngủ, sau đó rửa sạch. Muốn nhìn thấy công dụng làm đẹp da bằng mồng tơi theo cách này bạn hãy kiên trì ít nhất 2 – 3 tuần nhé.

Tham khảo thêm

Tác hại từ rau mồng tơi

Ngoài những công dụng tuyệt vời ở trên, ăn rau mồng tơi quá nhiều cũng có một số tác hại mà bạn cần biết để phòng tránh và sử dụng ở mức độ vừa phải để tốt cho sức khỏe.

Sỏi thận

Trong rau mồng tơi chứa nhiều purin, axit uric khi nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận do mồng tơi kích thích lượng canxi oxalate trong nước tiểu. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử với bệnh sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi.

Rối loại tiêu hóa

Chất xơ trong rau mồng tơi rất dồi dào, tuy nhiên nếu dạ dày phải hấp thụ một lúc quá nhiều sẽ gây ra một số tình trạng như đầy hơi, có thể bị tiêu chảy. Để tránh tác hại không mong muốn mà vẫn hấp thụ được lượng chất xơ cho cơ thể, sau khi ăn rau mồng tơi nên uống một ly nước lọc.

Rau mồng tơi leo giàn
Rau mồng tơi leo giàn

Cách trồng rau mồng tơi không xanh mướt ngay tại ban công

Nếu nhà bạn không có sân vườn mà muốn trồng rau mồng tơi để cải thiện bữa cơm cho gia đình hãy học cách trồng trong thùng xốp dưới đây sau 1 tháng đã được thu hoạch.

Thời vụ gieo hạt: Có thể trồng vào thời điểm mùa xuân từ tháng 3 – tháng 5 hoặc mùa thu từ tháng 6 – tháng 9.

Chuẩn bị đất và hộp xốp: Cần ít nhất 3 hộp xốp có chiều dài 35 – 50cm hoặc có thể thay thế bằng chậu, rổ nhựa không dùng. Đất có thể mua trong siêu thị hoặc những cửa hàng chuyên cung cấp đất trồng cây tơi, xốp rất nhiều dinh dưỡng.

Gieo hạt: Để cây mọc nhanh hơn, trước khi trồng bạn hãy ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ sau đó phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 0,5cm, cây cách cây 8cm. Rau mồng tơi phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, trong giai đoạn gieo hạt cần tưới ít nhất 1 lần/1 ngày. Sau đó có thể giãn ra, khi thấy đất khô hãy bổ sung nước.

Thu hoạch: Rau mồng tơi rất dễ trồng, dễ chăm sóc, trong khoảng một tháng cây đã có 3 đến 4 lá chúng ta đã có thể  tỉa bớt để ăn.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn sẽ biết dùng rau mồng tơi hiệu quả hơn trong bữa cơm gia đình và có thể tự cung tự cấp tại nhà.

Xem thêm: Các loại rau xanh