Có thể bạn vẫn chưa biết rằng cái tên Rau Đắng được gọi nhiều trong dân gian hiện nay lại có rất nhiều loại. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 3 loại rau đắng. Hãy cùng RauXanh.Net tìm hiểu và phân biệt 3 loại rau đắng qua bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
Rau Đắng (Biển Súc)
Rau đắng loại rau với tên gọi chính thức là Biển Súc, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây càng tôm hoặc Cây Xương Cá. Tên khoa học của nó là Polygonum aviculare. Chúng là một loại cây thuộc họ Rau Răm.
Đây là một loại rau đắng dễ bị gọi nhầm lẫn với loại rau đắng ăn được đó là Rau Đắng Đất và rau đắng biển. Ba loại này hoàn toàn khác nhau.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì biển súc (Rau đắng) có tại Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây thì các tài liệu đã chỉ ra rằng Rau Đắng chỉ có tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam, đa phần nhiều người bị nhầm lẫn với loại cây mễ tử liễu ( danh pháp là Polygonum plebeium) bạn có thể tra google để biết thêm về loại cây này. Loại cây khác bị nhầm nhẫn nữa đó là Rau đắng đất mà bạn sẽ biết ở dưới bài viết này.
Đặc điểm của rau đắng (Biển Súc)
Biển súc thuộc cây thân thảo hàng năm. Thân cây khá mảnh khảnh, chiều cao thân từ 50 đến 70cm. Thân cây phân nhánh nhiều. Khía dọc dân có màu đỏ tím.
Lá cây mọc so le nhau. Lá cây phẳng có chiều dài từ 2 đến 4cm. Rộng khoảng 0,5 đến 1cm.
Hoa màu tím hồng và mọc ở nách lá thành từng cụm khoảng 4 hoa. Quả có 3 cạnh và chỉ mang 1 hạt màu đen. Thời điểm ra hoa là vào khoảng tháng 5 đến tháng 10.
Công dụng của Rau đắng (Biển Súc)
Theo nghiên cứu của Đông Y, Biển súc có vị đắng tình bình.
- Công dụng lợi tiểu, giúp điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, tiểu dắt, trĩ, kết lỵ, táo bón và các bệnh đường tiểu khác.
- Sát khuẩn, Sát trùng, giảm sưng tấy, hạ sốt.
- Điều trị giun sán, ngữa âm hộ, tăng thời gian đông máu, trị da lở ngứa.
Rau đắng đất
Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng. Tên khoa học của nó là Glinus oppositifoliu. Đây mới chính là loại Rau Đắng được nhắc đi nhắc lại trong bài hát “Còn thương Rau Đắng mọc sau hè”.
Rau đắng đất là cây thân thảo mọc bò trên mặt đất. Thân và cành sẽ mọc tỏa ra xung quanh và bò sát mặt đất. Thân cây nhỏ và có nhiều đốt, lá cây mọc so le. Phiến lá thon và dài khoảng 2cm. Rộng khoảng 0,5cm.
Hoa có màu trắng và có khoảng 5 cánh hoa. Tùy vào từng địa phương sẽ có mùa ra hoa khác nhau. Chủ yếu rau đắng đất ra hoa là vào khoảng tháng 5.
Để có thể sử dụng được lâu dài bạn có thể thu hái và đem phơi khô để sử dụng dần.
Công dụng của rau đắng đất.
Rau đắng đất dùng để trị chứng nổi mề đay mẩn ngứa, vàng da, tăng cường chức năng tiêu hóa, trị gan nóng, đau nhức xương khớp và thoát vị đĩa đệm.
Ngoài rau thì rau đắng đất cũng được xem là một loại rau xanh được sử dụng để ăn hàng ngày của nhiều người dân hiện nay.
Rau đắng biển
Rau đắng biển hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rau sam đắng, rau sam trắng,cây ruột gà. Tên khoa học của nó là Bacopa monnieri. Đây là loại cây thân thảo thuộc họ Mã Đề.
Rau đắng biển có thân, lá và hoa mọng nước hơn loại rau đắng đất. Lá cây bầu tròn ở đầu. Hoa màu trắng có 5 cánh. Nếu để ý bạn có thể thấy nó có đặc điểm rất giống với loại Rau Sam. Một loại rau không còn xa lạ gì với nhiều người. Nhìn chung nhiều người rất dễ bị nhầm lẫn với loại rau sam nếu không để ý kỹ. Rau sam thì có hoa màu vàng, thân cây màu đỏ và lá xanh đậm hơn. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết rau sam tại đây
Công dụng của Rau Đắng biển
Rau đắng biển có các công dụng chính như giảm mệt mỏi, căng thẳng, giảm lo âu, tăng cường trí nhớ, giúp tỉnh táo hơn, tăng cường tuần hoàn não, lưu thông máu và chống oxy hóa. Chính vì vậy, loại rau này được nhiều người sử dụng khi học hành, làm việc căng thẳng hoặc gặp các triệu chứng stress.
Không chỉ có rau đắng đất mà Rau Đắng Biển cũng là một loại rau ăn rất được ưa chuộng tại nhiều địa phương hiện nay.
Tham khảo thêm:
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu phần nào về các loại rau đắng hiện nay. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân cùng biết nhé.