Một loại phong lan phổ biến nhưng chưa bao giờ hết hot, giá của nó có thể lên tới hàng tỷ đồng đó là Lan Phi Điệp hay Lan Giả Hạc. Đây được xem như một loại vua lan của nước ta hiện nay bởi mặt hoa đẹp. Đó chính là điểm khiến cho loại hoa này luôn được người chơi lan đón nhận. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các loại Lan Phi Điệp và cách chăm sóc chúng sao cho đúng kỹ thuật nhất dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Lan Phi Điệp là gì?
Lan Phi Điệp là một loài thực vật thuộc nhóm cây cảnh thuộc nhóm Lan Hoàng Thảo được rất nhiều người yêu thích. Ngoài cái tên Lan Phi Điệp ra nó còn được gọi là Lưỡng Điểm Hạc, Lan Giả Hạc, hay là Giả Hạc Tím.
Phi Lan Điệp có tên tiếng Anh là Dendrobium anosmum, chúng được phân bố rộng rãi từ Philippines đến New Guinea, bao gồm cả ở Borneo và nhiều hòn đảo ở Indonesia cũng gặp ở Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Sri Lanka. Trên các đảo Luzon và Mindanao, loài phong lan này có thể được tìm thấy trong các khu rừng núi ở độ cao dưới 750m. Ở Papua New Guinea, nó mọc trên những cây có lớp vỏ không đồng đều ở độ cao tới 1300m so với mực nước biển.
Lan Phi Điệp có hình dáng cơ bản với những đặc điểm như sau: chiều cao của chúng khoảng 100 – 300 cm, lá có hình thoi, thân có đốt giống cây mía nhưng chúng tạo cảm giác cho thị giác sự mềm mại với thân hình cung suôn xuống, lá cây có màu xanh bóng. Hoa của chúng có mùi thơm rất dễ chịu, trong đó nhiều người liên tưởng đến mùi mâm xôi, hay mùi đại hoàng trong khi có người cảm thấy hoa này có mùi mù tạt. Chúng có đường kính chỉ khoảng từ 7 – 10 cm, tuy nhiên có một số dạng có thể nhỏ hơn, thậm chí là không nở hoàn toàn, phần màu sắc được thay đổi từ màu hồng đậm đến tím nhạt và có trải qua màu sắc biến đổi trung gian.
Các yếu tố màu sắc của hoa có phần nhạt, đậm từ viền hoa đến cuống hoa. Thông thường Lan Phi Điệp sẽ nở kéo dài trong khoảng thời gian là 3 tuần, điều kiện thời tiết xấu chúng sẽ bị héo và rụng sớm hơn dự kiến và ngược lại nếu trong điều kiện khí hậu thời tiết mát mẻ thì có thể kéo dài thời gian hoa nở.
2. Cách nhận biết các dòng Lan Phi Điệp
a. Nhận biết Lan Phi Điệp vàng và Lan Phi Điệp tím
Tuy cùng họ chi Hoàng Thảo (phong lan thân thòng) song hai loại phong Lan Phi Điệp này lại có nhiều điểm khác nhau.
– Mùa hoa: Phi điệp vàng cho hoa vào tháng 9-11 mỗi năm trong khi phi điệp tím lại ra hoa vào sau tết tháng 4-8 mỗi năm.
– Màu sắc: Phi điệp vàng ra hoa màu vàng và lưỡi màu nâu, hương thơm tỏa ra hơi hắc, các bông hoa cụm lại không biến thiên nhiều. Hoa của phi điệp tím màu trắng tím, cánh hoa trắng phớt tím và mắt hoa mang màu tím. Loại hoa này có nhiều biến thể như mắt nai, năm cánh trắng…mùi thơm của điệp tím quyến rũ, nồng nàn khó quên.
– Lá, thân: Thân cây phi điệp vàng bé hơn so với điệp tím và mang duy nhất màu xanh. Còn điệp tím thân màu tím. Lá phi điệp vàng nhọn và thuôn dài, lá sắp xếp trên thân và hướng lên trên còn phi điệp tím lá to tròn hơn, lá xếp so le chứ không xếp đầu như điệp vàng.
– Khi ra hoa: Phi điệp tím thì cần xuống lá trước khi cho hoa, còn điệp vàng thì không cần xuống lá trước.
– Phân bố: Phi điệp vàng thường phân bố tại khu vực nhiệt độ ổn định, khí hậu lạnh như Tây Bắc và Lâm Đồng. Trong khi phi điệp tím lại sống ở vùng nhiệt đới, rải rác đều trên cả nước.
b. Độc lạ với Lan Phi Điệp đột biến
Phi điệp đột biến hiện nay được giới chơi lan săn lùng khắp cả nước và sẵn sàng chi ra hàng trăm triệu, thậm chí tỷ đồng để có thể sở hữu được một giỏ lan rừng độc đáo, đặc sắc.
Tất cả các Lan Phi Điệp đột biến thường có giá rất cao bởi theo mọi người nó khác biệt, mà con người luôn muốn sở hữu những thứ độc nhất vô nhị, khắp cả nước chỉ có một loại hoa như vậy. Những cây lan đột biến gen, lạ về hình dáng, độc về mặt hoa luôn hấp dẫn người chơi lan. Tuy nhiên muốn trồng được loại phi điệp đột biến cần trang bị vườn thật tốt như giàn phơi nắng, điều hòa làm mát, đồng bộ được mưa gió và kỹ thuật chăm sóc phải đúng.
Cách phân biệt lan phi điệp đột biến và lan phi điệp thôn thường cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhìn ảnh phía trên là sẽ có thể phân biệt được ngay mà không cần giải thích gì thêm.
c. Nhận biết lan phi điệp 5 cánh trắng phú thọ
Nếu biết cách chăm sóc, Lan Phi Điệp 5 cánh trắng sẽ phát triển, thân dài tới 1,6m hoặc thậm chí trên 2m, thân cây to bằng ngón tay người lớn. Khuôn bông mang vẻ đẹp hài hòa, đầu cánh hoa hơi cong, cánh đỉnh vươn thẳng, hai cánh vai ngang được xếp đều nhau. Cánh hoa màu trắng như ngọc, môi hoa hình tim và có nhung tuyết, hai mắt màu tím. Sau khi hoa nở đem lại mùi hương dễ chịu, thoang thoảng.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc Lan Phi Điệp
– Ánh sáng: Vườn trồng lan cần cân đối lượng ánh sáng thật phù hợp. Khi cây mới ra hoa không nên để giàn lan tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dễ làm cháy lá non, cây chậm phát triển. Chỉ nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng khi chuẩn bị ra hoa là thích hợp nhất.
– Nhiệt độ: Lan phi điệp chịu lạnh và nóng rất tốt. Cây có thể chịu được 38 độ C vào mùa nóng và 3,3 độ C vào mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình trong ngày trong suốt cả năm là 26-30 ° C, đêm 16-20 ° C, chênh lệch hàng ngày là 7-11 ° C.
– Độ ẩm: Vườn trồng cây cần thông thoáng, độ ẩm tốt nhất để cây phát triển tốt từ 60-70% vào mùa xuân và cuối đông, độ ẩm khoảng từ 80 – 90% vào mùa hè, thu.
– Vật liệu trồng: Có thể dùng xơ dừa, khúc gỗ, thân cây để trồng lan hay bó vào dớn. Ngoài ra có thể trồng phi điệp trong chậu nhựa, chậu đất nung, chậu gỗ, chậu dớn…thoát nước tốt.
– Tưới nước: Mùa hè nên tưới 2-4 lần mỗi tuần, mùa thu tưới ít nước lại và tần suất giảm dần là 1 lần mỗi tuần. Đến mùa đông nên phun sương 2 lần mỗi tháng để lan bung nụ
– Phân bón: Tháng 2-9 bón phân theo lượng 15-15-15, tháng 9-11 bón theo lượng 10-30-12. Mùa đông tháng 12 nên dừng việc bón phân lại.
4. Cách trồng Lan Phi Điệp vào chậu
Cách trồng Lan Phi Điệp vào chậu cũng rất đơn giản như sau: Đem vỏ thông băm nhỏ cỡ khoảng 1 đốt ngón tay sau đó ngâm vỏ thông trong 1 xô nước từ tối hôm trước lã không cần pha vôi. Bạn có thể pha với thuốc sát khuẩn và chống nấm như Physan 20 đều được. Chỉ cần ngâm vỏ thông vài tiếng cho ngậm đầy nước là được.
Lấy móc thép móc vào chậu chắc chắn sau đó đặt xốp trắng vào đến phân nửa chậu giúp thoát nước nhanh. Sau đó bóc vỏ thông vào chậu dàn phẳng ra, dùng kéo cắt tỉa rễ cũ của lan đi để sau này rễ mới ra dễ lên xuống và bám vào giá thể. Đặt khóm lan vào chậu sao cho rễ tiếp xúc với vỏ thông, rồi bốc chút vỏ thêm bỏ vào xung quanh chậu chừa phần rễ gây, gốc và rễ lan để lộ thiên là được.
5. Cách ghép Lan Phi Điệp vào gỗ
Nên ghép lan sau khi cây đã hết hoa. Nếu cây chơi chỉ nên để thân hoa nở 1 tuần rồi cắt bỏ và ghép, vì nếu hoa tiếp tục sẽ hại sức cây. Cách ghép Lan Phi Điệp vào gỗ cần chú ý là chỉ ghép khi thời tiết khô ráo, khi ghép trời mưa cây dễ nhiễm bệnh.
Thân lan được cắt tỉa gọn gàng những lá rễ già thối, đem ngâm trong dung dịch chống thối nhũn và chống nấm. Cây mới ghép 1 tuần đầu không cần tưới gì cả, nên để nơi râm mát và tránh trời mưa trong 1 tháng. Sang tuần thứ 2 có thể tưới thuốc kích rễ và B1 để kích thích rễ phát triển.
6. Tại sao Lan Phi Điệp lại có giá hàng tỷ đồng
Hiện nay trên khắp các trang mạng đều có các thông tin Lan Phi Điệp đột biến lên tới hàng tỷ đồng. Đơn cử là cây Lan Phi Điệp Hồng Minh Châu – Hồng Xòe mới đây có giả lên tới 1.400 tỷ đồng.
Thực chất vẫn có cây lan Phi Điệp giá trị thực lên tới hàng trăm hàng tỷ đồng nhưng không có giá lên mức 1.400 tỷ.
Sở dĩ giá trị lớn như vậy chủ yếu là do những người chơi lan tự bơm giá để nâng giá trị của giống lan đột biến lên. Và trường hợp thứ 2 là phương thức rửa tiền của các đại gia. Tức là họ mượn việc mua bán lan phi điệp để hợp thức hóa những đồng tiền tham nhũng hoặc những đồng tiền bất chính.
Tham khảo thêm:
Qua những thông tin chia sẻ này hy vọng giúp bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong việc trồng và chăm sóc giống phong Lan Phi Điệp này.