Rau Má với 11 lợi ích không phải ai cũng biết

Rau má vô cùng quen thuộc trong đời sống hằng ngày, tất cả các bộ phận của cây rau má đều được dùng để làm thức ăn như súp, sa lát hoặc trong nhiều loại đồ uống. Thân và lá của nó còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh và ngày càng phổ biến.

Rau má là gì?

Rau má là loài cây thân thảo có tuổi thọ khoảng 1 năm còn được gọi là lôi công thảo hoặc tích tuyết thảo có nguồn gốc ở châu Á, Australia, Thái Bình Dương, Malaysia.

Rau má thuộc họ thân bò, thân cây gầy, nhẵn, màu xanh lục, có rễ mọc ở các mấu (đốt) thân. Lá cây hình thận, có cuống dài từ 15 – 20 cm tùy vào vùng đất rau má sinh sống. Hoa có màu trắng hoặc hồng phớt, nở ở thân, sát mặt đất tạo thành các tán nhỏ như mụn cơm và được bao phủ trong hai lá bắc. Từ lúc nở hoa đến khi được chín có thể thu hoạch quả để làm thuốc trong khoảng 3 tháng.

Rau Má
Hình Ảnh Rau Má

Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Những lợi ích của cây rau má đã được thừa nhận từ nhiều thế kỷ trước và được sử dụng trong y khoa đã lâu, đặc biệt là trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc và Ấn Độ. Một số tác dụng của rau má được biết đến như điều trị các bệnh về đau khớp, các vấn đề về trí nhớ, sưng viêm, tình trạng cơ thể mệt mỏi,…

Cải thiện trí nhớ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng 2 – 3 lá rau má mỗi ngày có thể cải thiện trí nhớ, trẻ hóa não bộ là thực phẩm tuyệt hảo cho não. Hiện nay đã có một số thử nghiệm từ rau má để quan sát những ảnh hưởng tích cực từ các dưỡng chất của nó có thể tăng cường khả năng hoạt động của não với người mắc bệnh Alzheimer.

Trẻ hóa làn da

Trong rau má có nhiều thành phần có khả năng tự tổng hợp collagen, chống chất oxy hóa có thể đẩy lùi bất kỳ tổn thương nào đối với làn da.

Ngăn ngừa rụng tóc

Một trong những tác dụng của rau má được truyền miệng nhiều nhất đó là trong việc điều trị rụng tóc cũng như giúp mọc lại tóc. Nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện làn tóc hư tổn, giúp tóc đen mượt từ bên trong, chắc khỏe và đẹp. Bên cạnh đó, rau má còn kích thích các mạch máu da đầu lưu thông và sự phát triển mạnh mẽ của các nang tóc.

Lưu thông mạch máu

Sau những chuyến đi dài mệt mỏi, để cơ thể được thư giãn hãy uống một cốc nước rau má nó có tác dụng lưu thông mạch máu, thư giãn cơ thể cực kỳ hiệu quả.

Vị thuốc kháng sinh tự nhiên

Trong những bài thuốc dân gian, rau má được dùng để phòng ngừa và chữa trị một số căn bệnh phổ biến và dễ gặp như cảm lạnh, cúm, zona, bệnh tả,… do trong nó có hợp chất kháng khuẩn có thể tiêu diệt bất kỳ loại vi rút, ký sinh trùng nào gây ra những căn bệnh trên.

Rau má
Rau má mọc tự nhiên

Cải thiện hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương của chúng ta có khả năng kháng lại một số căn bệnh như đột quỵ, lão hóa, rối loạn thần kinh, động kinh nếu sử dụng rau má thường xuyên. Và rau má còn được dùng để làm bài thuốc bổ giải tỏa tinh thần căng thẳng, mệt mỏi giảm chứng mất ngủ nhanh chóng.

Tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể

Do đặc tính kháng khuẩn của nó hoạt động hiệu quả như kháng sinh tự nhiên, rau má có khả năng chữa lành vết thương, cải thiện sự lưu thông máu, giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi một số tác nhân gây ra các bệnh huyết áp, suy tim,…

Đối với trẻ em, ăn rau má có thể thay thế thuốc tây y trong hạ sốt hoặc tiêu chảy mất nước nghiêm trọng.

Chữa bệnh dạ dày

Với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm của lá rau má, nó được dùng để điều trị căn bệnh dạ dày, nặng hơn nữa là loét dạ dày.

Cải thiện đời sống tình dục

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng rau má để làm phương thuốc tăng ham muốn khi đời sống tình dục không được như ý. Ngoài việc loại bỏ sự mệt mỏi, rau má còn kích thích tinh thần hưng phấn, cung cấp năng lượng trong cơ thể giữ lửa trong mối quan hệ vợ chồng.

Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ

Phương thuốc từ rau má có khả năng làm sạch trong thời kỳ kinh nguyệt và nếu có triệu chứng đau bụng có thể ăn rau má ngay khi chu kỳ kết thúc. Rau má lưu thông máu tốt, giúp bạn trẻ trung, có làn da khỏe và chống lại nhiều căn bệnh khác.

Chữa bệnh viêm khớp

Những ai đang mắc bệnh viêm khớp, mỗi ngày nên nhai 2 lá rau má và duy trì đều đặn trong thời gian dài chứng bệnh này sẽ dần thuyên giảm.

Lưu ý: Không nên cho người mang bầu ăn rau má bởi rau má có tác dụng không tốt cho thai nhi. Chính vì vậy, trong thời kỳ mang thai không nên sử dụng bất cứ sản phẩm nào được làm từ rau má.

Tham khảo thêm: Công dụng của rau càng cua

Cách làm sinh tố rau má đơn giản tại nhà

Với những tác dụng của rau má ở trên, bạn nên tự thưởng cho mình một cốc sinh tố rau má mỗi ngày. Vậy cách làm sinh tố rau má đúng cách mà vẫn đảm bảo giữ lại đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bạn đã biết chưa?

Sinh tố rau má
Sinh tố rau má

Bước 1: Đầu tiên hãy lựa chọn mớ rau má có màu xanh đậm vì điều đó cho thấy rau má đã già sẽ có nhiều dưỡng chất và mùi thơm hơn.

Bước 2: Như đã nói ở trên, tất cả bộ phận của rau má đều ăn được, bạn chỉ cần rửa sạch bùn đất sau đó ngâm khử trùng trong nước muối khoảng 15 phút.

Bước 3: Sau khi đã ngâm rau má, cần để ráo nước. Tiếp đó xay rau má với khoảng 500 ml nước lọc cho đến khi có được hỗn hợp sền sệt.

Bước 4: Tiến hành lọc nước rau má bỏ xác bằng vải hoặc dụng cụ chuyên dụng.

Bước 5: Cách làm sinh tố rau má vô cùng đơn giản, khi đã thu được nước cốt chỉ cần bỏ thêm đường, sữa tươi và sữa đặc tùy vào khẩu vị của người uống. Sinh tố rau má ngon hơn khi uống lạnh, nếu bảo quản trong tủ lạnh nên sử dụng trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày.

Rau má vô cùng bổ dưỡng, cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều tác dụng, nếu thấy thông tin trên hữu ích, chúng ta hãy cùng chia sẻ tới những người thân của mình nhé.

Xem thêm tại: Rau Xanh