Với những người yêu thích các món quà quê chắc hẳn đã từng một lần ăn xôi Khúc. Vậy bạn đã từng thắc mắc loài cây làm nên hương vị cho món quà quê này là gì chưa? Và ngoài làm bánh rau Khúc còn có những công dụng nào? Để có câu trả lời cho những câu hỏi này, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây. Mọi thông tin về rau Khúc sẽ được chúng tôi giải đáp.
Nội Dung Chính
Rau Khúc là rau gì?
Cây Rau Khúc là còn có tên khoa học là Gnaphalium Affine D. Don. Loài cây này thuộc họ Cúc (Asteraceae) và chi Gnaphalium L. Đây là loại cây làm nên một loại bánh huyền thoại gắn liền với câu chào mời nổi tiếng đó là Ai xôi lạc bánh khúc đây.
Ngoài các tên rau Khúc thân thương, loài cây này còn có rất nhiều tên gọi khác như:
- Thử Khúc Thảo
- Thử Nhĩ
- Hoàng hoa bạch ngả
- Phật nhĩ thảo
- Hoài nhi thảo
- Thanh minh thảo
Rau Khúc thường mọc dại ở các bãi đất trống, bờ cát hoặc bờ ruộng. Nơi dễ tìm thấy rau khúc nhất thường là ở các ruộng ngô.
Trên thế giới, rau Khúc thường phân bố ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Thái Lan. Còn tại Việt Nam, loài rau này thường sinh trưởng tại các tỉnh như Hà Giang, Ninh Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc,…
Một số đặc điểm nhận biết rau khúc
Rau Khúc là loại cây thân cỏ, cao khoảng hơn 1 gang tay. Phân thân nó có lông mịn màu trắng và có nhiều cành. Lá rau Khúc mọc so le và có hình bầu dục, màu xanh nhạt, có lông mịn ở cả hai mặt. Hoa cây Khúc có màu vàng nhạt và mọc ở ngọn và thân. Quả rau Khúc rất bé, hình trứng và có nhiều hạch nhỏ rải rác. Mùa rau ra hoa kết quả thường từ tháng 3 đến tháng 5.
Ở vùng nông thôn miền Bắc rau Khúc rất phổ biến. Khi quả già, hạt rau Khúc nhỏ li ti sẽ cuốn theo gió rơi vào đất và phân tán khắp nơi. Vào cuối đông hạt sẽ nảy mầm, vào đầu xuân cây rau Khúc đã phủ kín các bãi đất trống.
Phân loại rau khúc
Rau Khúc được phân thành 2 loại khác nhau. Chúng ta có rau Khúc nếp và rau Khúc tẻ. Để phân biệt hai loài, chúng ta có rau Khúc tẻ thân thường to hơn Khúc nếp. Tuy nhiên, rau Khúc nếp thơm và ngon hơn loại Khúc tẻ. Vì vậy nên nó thường được sử dụng làm bánh, xôi.
Các công dụng của rau khúc
Mặc dù chỉ là loài rau dại nhưng công dụng của rau Khúc trong đời sống rất đa dạng. Theo Đông y, rau Khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng. Loại rau này có tác dụng làm thuốc chữa bệnh cụ thể như sau:
- Trừ phong hàn, hòa đàm.
- Điều trị hen suyễn, ho nhiều đờm.
- Chữa cảm lạnh phát sốt, ung thũng, bạch đới.
- Chữa khí hư ở phụ nữ.
- Giảm đau nhức do bệnh Gout.
- Giảm đau sưng gân cốt, đầu gối sưng thũng, té ngã tổn thương.
- Trị đầy bụng, kiết lỵ, tiêu chảy,…
Ngoài tác dụng chữa bệnh, rau Khúc còn được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn. Chúng ta có thể làm bánh rau Khúc, nấu canh hoặc luộc,…
Hướng dẫn cách làm bánh Khúc (xôi Khúc)
Rau Khúc được nhiều người sử dụng làm nguyên liệu để làm bánh. Loại rau này chỉ mọc vào mùa xuân, vậy nên nếu muốn dùng quanh năm chúng ta có thể hái rau Khúc đem phơi khô. Mỗi lần muốn làm bánh thì lấy một ít rau là ngâm nước rồi giã nhỏ.
Cách làm bánh Khúc (xôi Khúc) không quá khó. Nguyên liệu làm bánh gồm có rau Khúc, bột nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ. Sau đây là cách làm bánh theo từng bước một cách tỉ mỉ.
- Bước 1: Lá rau Khúc sau khi hấp đem giãn nhuyễn sau đó trộn chung với bột nếp dùng làm vỏ bánh. Đậu xanh hấp chín, đem giã nhuyễn sau đó trộn cùng thịt ba chỉ, hạt tiêu để làm nhân bánh.
- Bước 2: Dàn thật mỏng lớp vỏ sao cho nhân bánh được bao kín.
- Bước 3: Xếp bánh vào nồi hấp như cách đồ xôi. Lưu ý, để các lớp bánh không dính vào nhau, cách một lớp bánh chúng ta rắc một lượt gạo nếp. Thời gian hấp bánh chín từ 45-60 phút.
Cách trồng rau khúc đơn giản, dễ thực hiện
Ngày nay, ngoài khai thác rau Khúc dại, vấn đề chủ động trồng rau cũng được nhiều người quan tâm. Rau Khúc là loại cây có sức sống khỏe, sinh trưởng tốt vì vậy nên cách trồng cũng khá đơn giản.
Rau Khúc thường được trồng là loại Khúc nếp. Rau Khúc nếp được trồng bằng hạt. Sức sống của hạt Khúc rất mạnh, nằm trong đất 1 năm vẫn có thể nảy mầm.
Thời điểm gieo trồng rau Khúc tốt nhất là cuối Đông hoặc đầu Xuân. Loại đất thích hợp là đất trồng rau màu, đã được cày bừa và lên luống. Rau Khúc là loài cây không cần chăm sóc nhiều, bạn chỉ cần tưới nước khi thấy đất khô là được. Một tuần, bạn nên pha đạm loãng và tưới cho cây 1 lần để thúc đẩy sinh trưởng. Sau từ 1 đến 1,5 tháng chúng ta có thể thu lá rau Khúc non làm bánh, nấu canh. Còn nếu sử dụng làm thuốc thì hái cả lá già và ngọn. Để sử dụng thời gian lâu, nên phơi rau Khúc khô để bảo quản tốt hơn.
Tham khảo thêm
Vừa rồi là những thông tin đầy đủ về rau Khúc mà chúng tôi đã tổng hợp. Mặc dù chỉ là loài rau dại nhưng rau Khúc thực sự có rất nhiều công dụng hữu ích đối với con người. Để thường xuyên có rau sử dụng, bạn có thể tự tay trồng theo hướng dẫn mà chúng tôi đã tổng hợp phía trên.