Đối với những người dân tộc thuộc các tỉnh đồi núi Tây Bắc cây rau dớn rừng đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Từ một loại rau rừng chỉ để cải thiện trong mâm cơm, giờ đây cây rau dớn là món ngon đặc sản đặc biệt được các thương lái săn đón mỗi khi vào mùa.
Nội Dung Chính
Cây rau dớn là gì?
Cây rau dớn là loài thuốc quý thuộc họ dương xỉ, tiếng dân tộc gọi là “pắc cút” thường mọc hoang dại ở những vùng núi rừng, dưới các tán lá thấp, khe suối, nơi có khí hậu ẩm ướt. Cũng có một số vùng đồng bằng đất đai trù phú, ẩm ướt quanh năm cây rau dớn bắt đầu mọc đa dạng ở các trảng cả, ven sông.
Rau dớn thường mọc thành từng đám rộng chỉ thích hợp phát triển trong môi trường hoang dã nên ít khi trồng được mà được người dân khai thu hái khi vào mùa ở những nơi mọc dại.
Để rau dớn không bị mất đi cái ngon, những người hái rau thường đi từ sớm tìm những ngọn cây rau dớn còn non, lá chưa kịp bung hết vẫn còn xoắn lại, chỉ ngắt phần còn non chừng một gang tay, ăn bao nhiêu hái bấy nhiêu.
Rau dớn có tác dụng gì?
Giá trị dinh dưỡng trong cây rau dớn rất lớn: 86% là nước, 8% là hydrat cacbon, 4% là protid đặc biệt không có độc tính vừa tốt cho sức khỏe, lại có tác dụng chữa bệnh.
Tính mát của rau dớn có tác dụng lợi tiểu, chống táo bón, trị các bệnh cảm, viêm học hoặc ho. Những người thường xuyên ăn cây rau dớn sẽ giúp lưu thông mạch máu, giải nhiệt vào mùa hè, chất nhầy có công dụng nhuận tràng, dịu đau lưng.
Theo đông y, những người hay mất ngủ, đau âm ỉ do viêm đại tràng ăn rau dớn sẽ cắt cơn nhanh chóng giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn. Rau dớn còn được phơi khô để nấu nước uống giải nhiệt như một loại trà.
Hầu hết các bộ phận của cây rau dớn đều có tác dụng chữa bệnh:
Bài thuốc từ thân và rễ cây rau dớn
Thân và rễ tươi giã nát để cắt sốt, điều trị chảy máu cam, đau bụng hay bị tiêu chảy, kiết lỵ.
Bài thuốc từ lá rau dớn
Ở một vài nơi, lá cây rau dớn dùng sắc uống nước để chữa bệnh vàng da, táo bón, đau răng hoặc bị sốt rét. Những người bị bệnh ghẻ cóc hoặc nhọt có thể lấy lá rau dớn tươi giã nát và đắp vào vùng bị thương.
Vừa ăn ngon, giá trị dinh dưỡng cao và công dụng chữa bệnh tuyệt vời nên cây rau dớn luôn được nhiều người tìm mua với giá cao.
Tham khảo thêm:
Cách làm nộm rau dớn chuẩn Thái giòn ngọt cho cả nhà
Cũng giống như các loại rau xanh khác, cây rau dớn thường được dùng để luộc, xào thịt, nấu canh, ăn sống hoặc làm các món nộm vô cùng ngon miệng. Tuy nhiên, khi hái về rau dớn tiết nhựa hơi nhơn nhớt để nấu chuẩn vị vẫn giữ được độ ngon và giòn ngọt trước khi nấu cần tráng sơ qua với nước đun sôi. Trong nhiều cách chế biến, nộm rau dớn là món ăn phổ biến và đặc trưng nhất về loại rau này và nổi tiếng ở Lai Châu.
Muốn làm được món nộm rau dớn chuẩn vị người Thái phải chọn ngọn cong non, ngay sau khi hái rửa sạch với nước và phơi nắng cho tái đi một chút.
Không phải trần hay luộc qua nước sôi, mà ngọn rau dớn được đồ trong chõ xôi trong khoảng 20 phút vừa để bớt nhựa nhầy mà vẫn giữ được màu xanh tươi mát. Rau dớn nộm phải đồ để giữ được vị ngọt, bùi bùi và độ giòn.
Những gia vị nộm cùng rau dớn chỉ đơn giản là rau thơm, ớt, tỏi băm, gừng thái mỏng, nước chanh tươi và muối hạt trộn đều.
Ngày nay, nộm rau dớn đã có thêm nhiều cách chế biến khác tăng độ ngon và lạ miệng như trộn thêm với tôm hay thịt gà xé, thịt nạc luộc.
Ngoài món nộm, bạn cũng có thể dùng rau dớn nấu thành các món khác rất đơn giản như: Rau dớn xào tỏi, rau dớn luộc chấm xì dầu hoặc nước mắm, rau dớn xào thịt bò hoặc thịt lợn nạc.
Muốn thưởng thức món rau dớn dân dã, hãy tranh thủ mùa hè để có những bó rau tươi mơn mởn đúng vị núi rừng Tây Bắc.