Rau cải có rất nhiều loại như cải ngọt, cải xanh, cải bẹ, cải xoong, cải bắp, cải thảo,… và tất cả chúng đều có công dụng thanh nhiệt nên rất phổ biến trong bữa ăn gia đình.
Nội Dung Chính
Rau cải là gì?
Rau cải có nhiều loại lên đến 3.700 loài, thuộc họ thập tự phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ôn đới và ở Việt Nam những khu vực có thời tiết hơi lạnh đặc biệt thích hợp với các loại rau cải.
Hầu hết các loại rau cải đều thuộc thân thảo có chu kỳ sống khoảng một đến hai năm, đặc điểm dễ nhận biết đó là các lá mọc so le nhau, một cây có nhiều lá phát triển từ phần gốc, không phân nhánh.
Các loại rau cải và tác dụng trong cuộc sống hằng ngày
Rau cải xanh
Cải xanh còn có tên gọi khác như cải bẹ xanh, la thái, tuyết lý kỳ, mao la có tính ôn, vị đắng và cay theo đông y có tác dụng thông hàm, giải cảm, lợi khí.
Trong rau cải xanh chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng như các loại vitamin A, B, C, D, K, caroten, axit nicotic có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như tôm, cua, thịt bò, mực để nấu canh, xào, nấu lẩu, ăn sống để phòng chống bệnh tật.
Đối với những người thường xuyên bị đau đầu, bị nhiễm lạnh, phong hàn có thể nấu canh thịt bò rau cải xanh bỏ thêm vài lát gừng để giải bệnh.
Bệnh nhân bị ho, nhiều đờm dùng thân cây rau cải xanh nấu với cháo hoặc đun nước uống thay trà (thêm tí muối) vào mỗi bữa ăn.
Với các chứng bệnh đầy hơi, bụng khó chịu do ăn uống hãy lấy cải xanh giã nước uống 2 – 3 lần trong ngày triệu chứng này mau chóng biến mất, giúp hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh.
Rau cải ngọt
Chúng ta không còn xa lạ với các món ăn chế biến đơn giản từ cải ngọt như canh rau cải ngọt nấu tôm, cải ngọt luộc, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt nhúng lẩu cá,…
Trong những bài thuốc đông y chữa các chứng táo bón, ho, phòng bệnh trĩ không thể thiếu rau cải ngọt bởi tính ôn, dễ ăn, nhiều chất dinh dưỡng có công dụng tiêu thực hạ khí, trường vị,…
Rau cải bẹ trắng, Cải Thìa
Tất cả các loại rau cải thì cải bẹ trắng đặc biệt được các nhà khoa học quan tâm và đã chứng minh rằng nếu một người ăn đủ 500 gram rau cải bẹ trắng cơ thể sẽ được cung cấp đủ lượng vitamin, canxi, sắt cần thiết trong 1 ngày, giúp đầu óc tỉnh táo hơn, giảm cholesterol, tràn đầy năng lượng.
Còn theo đông y rau cải trắng có tính ấm, vị cay nhẹ, không độc có công dụng tiêu đờm, trị đau phong, lao truyền nhiễm và thuận khí.
Rau cải bó xôi
Có thể bạn chưa biết, trong 1 chén cải bó xôi luộc có thể cung cấp tới 294,8% lượng vitamin 1 và 29,4% vitamin C cơ thể chúng ta cần hằng ngày. Ngoài ra, vitamin C trong rau bó xôi hoạt động như chất chống ô xy hóa giúp người ăn có thể phòng chống được rất nhiều bệnh tật.
Một số tác dụng của rau cải bó xôi
Ngừa cao huyết áp, đại tiện khó: 1 mớ cải bó xôi trần với nước khoảng 3 phút và ăn với muối, dầu vừng mỗi ngày 2 lần.
Bảo vệ hệ tim mạch: Có hai loại vitamin A và C trong cải bó xôi có tác dụng phòng chống các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao.
Chống ung thư buồng trứng ở phụ nữ: Những người thường xuyên ăn rau cải bó xôi tỉ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng giảm đến 40% vì trong rau có chất kaempferol đẩy lùi ung thư. Bạn có thể xem thêm chi tiết hình ảnh và cách chế biến món ăn của cải bó xôi tại đây
Rau cải xoăn
Giống như tên gọi của nó, đặc điểm dễ nhận biết của loại rau này là lá xoăn tít có nguồn gốc ở nước ngoài, bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2015 và được trồng chủ yếu ở Đà Lạt nơi có khí hậu cực kỳ phù hợp cho sự phát triển của rau cải xoăn.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ rau trong rau cải xoăn có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Một số công dụng của cải xoăn phải kể đến trong điều trị ung thư vú, bệnh tim, táo bón, làm lành vết thương, đái tháo đường, viêm đại tràng,…
Ngoài ra, rau cải xoăn hoàn toàn không chứa chất béo là thực phẩm ăn kiêng mang lại hiệu quả cao, tốt cho sức khỏe phù hợp với những người thực hiện chế độ giảm cân.
Rau cải cúc
Chúng ta chỉ tìm được rau cải cúc vào mùa lạnh vì loại rau này khó phát triển trong thời tiết nắng nóng. Cải cúc có vị ngọt, hơi đắng chứa nhiều loại vitamin như những rau cải khác được dùng như món rau khai vị, ăn kèm, salad hoặc ăn lẩu.
Một số công dụng tuyệt vời của cải cúc, đó là hỗ trợ đường tiêu hóa, tán phong nhiệt, tiêu đờm có thể áp dụng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu không thể tìm rau cải cúc vào những lúc trái mùa hãy chuẩn bị cho gia đình một chút cải cúc khô để dùng dần những lúc cần thiết.
Rau cải xoong
Ngay từ thời ông tổ ngành y Hippocrtes đã biết tận dụng rau cải xoong làm nguyên liệu chữa bệnh tuyệt vời cho con người.
Ăn rau cải xoong thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, cung cấp khoáng chất cho cơ thể, kích thích tiêu hóa, lọc máu, lợi tiểu, chống ung thư,… Một số món ăn được chế biến từ rau cải xoong như: Cải xoong xào tỏi, nấu canh, khai vị,…
Rau cải xoong chủ yếu phát triển dưới nước để chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe trước khi xào nấu cần được nhặt sạch, ngâm với nước muối loãng để tránh một số bệnh về giun, sán.
Một số món ăn phổ biến nấu từ rau cải
Không cần phải làm một đầu bếp tài năng, các món ăn phổ biến từ rau cải vô cùng đơn giản bất cứ ai cũng có thể chuẩn bị cho cả gia đình theo công thức dưới đây:
Rau cải xanh xào thịt bò
Nguyên liệu: thịt bò thái phi lên 2 lạng; rau cải xanh 1 mớ; tỏi tươi 1 củ
Chế biến: Để chảo với lửa to, phi tỏi thơm rồi tiến hành xào rau cải xanh vừa chín tới. Sau đó trút ra đĩa tạo thành 1 lớp dải mỏng.
Tiếp tục phi tỏi và xào thịt bò, nấu theo cách này thịt bò không bị mất chất dinh dưỡng, vừa chín tới và không bị dai. Khi thịt đã tới độ vừa ăn, trút lên đĩa cải xanh đã xào.
Canh rau cải nấu thịt băm
Nguyên liệu: Thịt băm 1 lạng, cải xanh 1 bó
Chế biến: Đầu tiên hãy rang thịt trước khoảng 2 – 3 phút vừa cháy xém bên ngoài, đổ khoảng 500 ml nước. Khi nước đã được đun sôi, trút rau cải vào nồi (không đậy nắp để rau vẫn giữ được màu xanh) khuấy đều khoảng 2 phút có thể tắt bếp và thưởng thức.
Rau cải là một trong những loại rau dễ chế biến và có thể nấu thành nhiều món ăn khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại rau cải tại đây.
Xem thêm: Rau Xanh