Khoai là một loại món ăn không thể thiếu trong đời sống người dân Việt Nam thời xa xưa. Tuy nhiên, khoai có rất nhiều loại mà ít người hiện nay có thể biết được. Tại bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những loại khoai phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Nội Dung Chính
Đặc điểm chung của các loại khoai
Khoai là tên gọi phổ biến của loại thực vật mà có củ ăn được. Chúng là loại cây thân thảo, dây leo trong chi Dioscorea (họ Dioscoreaceae). Tuy nhiên, khoai lang lại là một loại khoai không thuộc giống loài trên mà chúng thuộc họ Bìm Bìm cùng họ với Rau Muống.
Đặc điểm chung của hầu hết loại khoai hiện nay là đều có tinh bột. Củ của chúng hầu hết được người đời xửa xử dụng bằng cách đem luộc lên và sử dụng.
Các loại khoai phổ biến hiện nay
Khoai lang
Khoai lang tên khoa học là Ipomoea batatas. Nó là một loại khoai phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là một cây nông nghiệp được trồng rộng rãi. Ngoài củ ra chúng có thể sử dụng được cả ngọn và lá để nấu canh.
Khoai tây
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum. Đây là một loại cây nông nghiệp ngắn ngày và được trồng phổ biến trên thế giới. Đây là một loại cây trồng có sản lượng xếp thứ tư sau lúa, lúa mì và ngô. Tại Việt Nam, Khoai Tây thường được dùng để nấu canh hầm xương, xào hoặc chiên giòn.
Khoai sọ, Khoai môn
Khoai sọ hay còn gọi là Khoai Môn là loại khoai cùng họ với củ Ráy. Tên khoa học của nó là Colocasia esculenta. Khoai sọ được biết đến với những món ăn như canh hầm xương sườn, nấu nước dùng lẩu hoặc có thể luộc lên ăn. Khoai sọ có hình dánh giống với cây mùng, tuy nhiên thân của nó thì có màu tím.
Khoai dong
Khoai dong có 2 loại chính đó là khoai dong riềng và khoai dong trắng. Khoai dong riềng thì chủ yếu được dùng để chế biến ra loại miến dong mà chúng ta thường hay ăn hàng ngày.
Cây dong riềng đỏ có hình dánh và củ giống không khác gì cây củ riềng. Chính vì vậy mà nó được gọi là khoai dong riềng. Loại này cũng có thể đem luộc ăn được nhưng khoai này ăn thường bị xơ nhưng củ nào chắc thì ăn rất bở và ngọt.
Cũng được gọi là khoai dong nhưng dong trắng lại không được dùng để làm miến dong. Khoai dong này bở hơn loại khoai dong riềng nhưng ăn cũng rất xơ. Củ chắc cũng ăn bở và ngọt. Khoai này thường được bày bán nhiều ở một số chợ. Tuy nhiên, cũng rất ít người khoái món khoai này vì nó ăn thường bị xơ.
Củ sắn dây
Củ sắn dây cũng là một loại khoai phổ biến tại nhiều vùng quê. Có nơi còn gọi là củ sắn căn, củ cắt căn hoặc khoai sắn dây. Tên khoa học của nó là Pueraria thomsonii. Củ sắn dây cũng có nhiều xơ nhưng dễ ăn hơn khoai dong, củ chắc ăn bở và ngon. Phải đánh giá đây là loại khoai ngon nhất trong tất cả các loại khoai tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại khoai này rất khó mua được ở chợ.
Củ sắn dây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, ngày nay người ta thường uống bột sắn dây để điều trị một số bệnh.
Khoai từ
Khoai từ hay còn gọi là củ từ có tên khoa học là Dioscorea esculenta. Đây là một loại cây dây leo. Loại khoai này cũng có thể dùng để nấu canh xương hoặc luộc để ăn. Khoai từ củ chắc và bở, có củ thì ăn sần và cứng. Loại khoai này thường được bán và thu hoạch những ngày sát tết.
Củ khoai mài
Củ khoai mài hay còn gọi là hoài sơn cũng là loại cây dây leo có hình dáng rất giống với khoai từ. Tên khoa học của nó là Dioscorea hamiltonii. Đây là loại khoai được xem là khoai chống đói thời xa xưa. Nếu muốn ăn khoai này phải lên núi, lên rừng tìm đào. Hiện nay loại khoai này cũng được nhiều người đem về trống và phát triển như những loại khoai khác.
Tham khảo thêm
Qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu được hầu hết các loại khoai phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Nếu bài viết này chưa liệt kê đầy đủ các loại khoai thì hãy vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết.