Cây sung là một loại cây phổ biến tại Việt Nam. Cây sung có thể được dùng để ăn lá và ăn quả hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết ý nghĩa, đặc điểm, cách chăm sóc và cách trồng cây Sung Cảnh như thế nào cho phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn.
Nội Dung Chính
Đặc điểm của Cây Sung
Cây sung hay còn có các tên gọi khác là tụ quả dong hoặc là ưu đàm tụ. Tên khoa học của nó là Ficus racemosa. Đây là loại cây thân gỗ lâu năm thường mọc ở các các bìa rừng ven sông suối, ao, hồ.
Có nhiều người vẫn nhầm lẫn cây sung với nhiều cây khác như cây đa, cây quả vả…vv. Tuy nhiên, các loại cây này là những cây hoàn toàn khác nhau vì vậy bạn không nên để bị nhầm lẫn. Ngoài ra còn có một loại cây sung mỹ cũng cho quả giống như sung ta nhưng cây hoàn toàn khác.
Cây sung là loại cây thân gỗ có chiều cao lên tới 30m. Đường kính thân lớn nhất cũng lên tới 2m. Đây là loại cây hoa đơn tính. Tức là cây sẽ ra quả luôn và không nở hoa như những loại cây khác. Quả thường mọc ra từng chùm từ thân và cành. Thời gian ra quả vào khoảng tháng 5 tới tháng 7. Có nơi quả sẽ ra vào khoảng giáp tết.
Quả xanh sẽ có màu xanh, quả gần chính sẽ có màu hơi vàng và quả chín sẽ có màu đỏ. Quả sung xanh có thể dùng làm các món ăn như nộm sung, sung muối hoặc chấm với muối ớt ăn sống. Quả chín có mùi thơm, sung tẻ ăn vị hơi nhạt, còn sung nếp thì thơm và ngon.
Lá cây có màu xanh lục, chiều dài cuống lá khoảng 3cm. Lá thường mọc so le. Phiến lá hình elip. Kích thước lá trung bình rộng khoảng 4cm. Chiều dài lá trung bình khoảng 7cm.
Cây sung đối với phong thủy
Trước đây bạn vẫn thường biết đến quả sung trong trong mâm ngũ quả. Tuy nhiên, cây sung cũng là một loại cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Chính vì vậy, cây sung được nhiều người ưa chuộng và trồng để mang lại may mắn, tài lộc, sung túc, no nấm cho bản thân và gia đình.
Cây sung được xem là một trong bộ tứ linh gồm Đa, Sung, Sanh, Si. Những loại này được khuyến cáo là không nên trồng trước nhà. Tuy nhiên, đối với sung lại mang một ý nghĩa khác hẳn với Đa, Sanh, Si. Cây sung được xếp vào bộ tam đa gồm Sung ( Phúc ). Lộc Vừng ( Lộc ), và Vạn tuế ( Thọ ). Tức những cây mang ý nghĩa Phúc, Lộc, Thọ.
Vì thế, cây sung cũng có thể trồng ở trước nhà. Tuy nhiên, cần tránh trồng chính diện nhà mà nên trồng ở góc sân. Khi trồng bất cứ cây cảnh nào trước khuân viên nhà thì cũng cần phải chăm sóc cây thật xanh tốt. Tránh để cây khô héo, còi cọc và kiêng kị nhất là để cây bị chết.
Cây sung hợp với mệnh gì
Cây sung có màu lá xanh lục chính vì vậy nó phù hợp với những người mệnh mộc. Nếu gia chủ là người thuộc mệnh mộc thì trồng cây sung sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong làm ăn và công việc.
Mệnh mộc sẽ bao gồm các năm như: 1972, 1973, 2040, 2041, 1950, 1951, 1958, 1959, 1928, 1929, 1942, 1943, 1988, 1989, 2002, 2003.
Ngoài ra theo quy luật tương sinh thì những người mệnh Hỏa cũng có thể trồng được. Vì Mộc sinh Hỏa. Những người có năm sinh: 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995.
Cách trồng cây sung cảnh bonsai ra quả
Có nhiều người trồng sung cảnh không thể biết được cách trông sao cho hiệu quả. Trồng sung cảnh bonsai thế nào để ra quả. Vậy hãy làm theo hướng dẫn dưới đây nhé.
Bước 1: Chọn cây giống: Để trồng được cây sung cảnh ra quả thì không thể nhổ cây con để trồng được. Đây cũng là sai lầm nhiều người trồng sung cảnh mắc phải. Chính vì vậy, nó là nguyên nhân khiến cho nhiều người trồng mãi không thấy cây sung ra quả.
Cách chọn cây giống trồng bonsai thì phải chiết từ cây sung đã cho quả từ trước. Lựa chọn cây sung nếp càng, xem cây mẹ có nhiều quả hay không hãng chiết nhé. Cây càng sai quả càng tốt.
Phương pháp chiết có thể chiết bằng cách bọc đất hoặc cách tốt nhất là giâm cành. Hãy lựa chọn cành có nhiều mắt ngủ. Kích thước to khoảng ngón tay là được không cần to quá. Nên lấy phần cành mà đang có lá thì dễ sống hơn.
Khi ngắt xuống thì tỉa hết lá đi và chia ra từng đoạn nhỏ. Mỗi đoạn khoản 12cm là vừa.
Bước 2: Đem ngâm các đoạn cành trên vào nước có pha loãng dung dịch kích thích ra rễ đó là N3M. Ngâm trong khoảng 15 phút. Nếu không có thuốc kích rễ thì có thể ngâm với nước cũng được. Mình đã thử và vẫn sống bình thường.
Bước 3: Chuẩn bị chậu và đất trồng: Đất để giâm cành ở đây là loại đất có đầy đủ độ ẩm, chất dinh dưỡng. Có thể dùng phân chuồng ủ hoai hoặc phân xanh trộn với đất.
Bước 4: Sau khi ngâm cành đủ 15 phút thì đem trồng vào chậu. Lưu ý, phần mắt ngủ cho hướng lên trên nhé. Tránh trồng sai hướng mắt ngủ. Sau đó tưới nước đó và túi bóng phủ kín lên trên rồi để trong mát. Thực hiện tưới nước có kèm thuốc kích rễ N3M vào mỗi buổi sáng. Cây sẽ bắt đầu ra rễ và nảy mầm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Sau khi cây giống đã đủ lớn, thường thì khoảng 1 tháng là có thể tách chậu mang đi trồng được rồi. Cách uốn thế, tạo dáng cây như thế nào phải phụ thuộc vào tính thẩm mỹ của bạn.
Cách hãm sung cảnh ra quả dịp tết
Để cây sung cảnh để ra quả đúng vào dịp tết thì bạn nên hạn chế tưới nước. Có thể cứa quanh gốc cây để kích thích cây ra quả. Lưu ý là cứ nhẹ không nên cứa bong hẳn vỏ ra sẽ khiến cây chết.
Nếu hãm nước và cứa gốc đúng cách thì cây sẽ ra quả sau khoảng 2 tuần hãm. Như vậy là bạn nên hãm vào đầu tháng 12 âm lịch là thích hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cây sung. Cách trồng sung bonsai ra quả vào đúng dịp tết. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Rauxanh.Net nhé.