Bồ công anh loài hoa với những tác dụng chữa bệnh kỳ diệu

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh cánh hoa bồ công anh bay trong gió. Nó được biết đến là một loài hoa đẹp, mỏng manh và nhẹ nhàng. Thế nhưng bạn có biết cây hoa bồ công anh còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả không? Hãy cùng khám phá về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về cây hoa bồ công anh

Bồ công anh không phải là một loại cây quý hiếm, không khó để có thể bắt gặp loài cây này. Tuy nhiên, không phải ai trả lời được câu hỏi cây bồ công anh là cây gì? Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca Indica L. Loài cây này còn được biết tới với những tên gọi khác như rau diếp hoang, cây diếp dại, cây bồ cóc… Là loại cây thân thảo thuộc họ Cúc – Asteraceae.

Hình ảnh cây hoa bồ công anh
Hình ảnh cây hoa bồ công anh ngoài tự nhiên

Đặc điểm và phân bố

Bạn có thể nhận ra hình ảnh cây hoa bồ công anh nếu nắm được đặc điểm của nó. Bồ công anh là cây thân cỏ, thân nhẵn,  không cảnh, mọc cao khoảng 1-3m. Lá cây dài, xếp so le nhau, mép có viền răng cưa. Thân cây có dịch màu trắng đục như sữa. Cụm hoa bồ công anh hợp thành chùy, mọc ở phần kẽ lá, ngọn thân.  Hoa có màu vàng hoặc trắng. Quả bồ công anh màu đen, có lông.

Bồ công anh là loài cây mọc hoang, thường sinh trưởng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng trung du nước ta. Cây bồ công anh ưa đất ẩm, phân bố nhiều tại thửa ruộng, bãi sông, nương rẫy,…

Loài cây này còn được tìm thấy nhiều ở các nước như Trung Quốc, Nhật bản, Indonesia, Ấn Độ và các nước khu vực Đông Dương.

Phân loại cây bồ công anh

Cây bồ công anh có mấy loại? Đây là câu hỏi được không ít người quan tâm. Ở nước ta tồn tại 3 loại bồ công anh. Đó là bồ công anh Trung Quốc,  bồ công anh Việt Nam và cây chỉ thiên.

Cây bồ công anh Việt Nam

Bồ công anh Việt Nam có thân cây cao từ 60-100cm, lá hơi nhăn, hình mũi mác và không có cuống. Mặt trên của lá có màu nâu sẫm, mặt dưới nâu nhạt hơn. Loại cây bồ công anh này dùng được phần cành và lá. Thường thu hoạch vào thời điểm tháng 6,7 hàng năm.

Bồ công anh Trung Quốc

Tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg. Hình dạng cây bồ công anh Trung Quốc rất thấp, thân chỉ cao tối đa 6cm. Lá đơn, màu xanh lục, thường mọc từ rễ lên. Các bộ phận có thể dùng để làm thuốc là rễ, thân và lá.

Cây chỉ thiên

Loại bồ công anh này không có tác dụng chữa bệnh, chỉ dùng làm cảnh, rau ăn hoặc trà. Nhiều địa phương gọi cây chỉ thiên là cây lưỡi chó.

Nước ta có tồn tại 3 loại bồ công anh

Tác dụng, công dụng của cây bồ công anh

Cây bồ công anh là cây gì? Không chỉ đơn thuần là một loại hoa đẹp mà loài cây này còn có tác dụng như một loại thảo dược và nó có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong bồ công anh có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo Đông Y, bồ công anh có vị đắng, tính mát,  có tác dụng giải nhiệt và tiêu viêm rất tốt.

Công dụng của cây bồ công anh

  • Điều trị sưng vú, tắc sữa..
  • Ức chế sự phát triển của nhiều tế bào ung thư.
  • Điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
  • Chữa bệnh đầy hơi, khó tiêu, lợi cho đường tiêu hóa.
  • Giải độc gan, men gan.
  • Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Trị rắn độc cắn.

Tham khảo thêm:

Các bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh bạn nên biết

  1. Hỗ trợ điều trị ung thư

Với hoạt chất taraxacum officinale trong thành phần của cây, bồ công anh có tác dụng ức chế các khối ung thư hiệu quả. Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần sắc 20g rễ cây bồ công anh với 1 lít nước. Dùng nước đun uống trong 5 ngày để có tác dụng.

  1. Điều trị tắc tia sữa, sưng vú

Đây là một trong những tác dụng, công dụng của cây bồ công anh được rất nhiều  bà mẹ bỉm sữa áp dụng. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này theo 2 cách.

Cách 1: Dùng 20g lá khô bồng công anh sắc để lấy nước uống hàng ngày.

Cách 2: Dùng lá bồ công anh tươi giã với muối. Dùng nước thu được  để uống, bã lá đắp lên vùng ti bị sưng đau. Bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều khi sử dụng cách này từ 2-3 lần.

Lá bồ công anh chữa bệnh
  1. Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Nếu bạn gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu thì hãy thực hiện ngay bài thuốc lá bồ công anh sắc nước theo công thức 15g lá + 1 lít nước. Sắc tới khi lượng nước còn khoảng 400ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong 1 ngày.

  1. Điều trị đau dạ dày

Dùng 20g lá bồ công anh khô, 15g lá tía khôi, 10g khổ sâm khô. Đem sắc tất cả dược liệu. Mỗi ngày 1 thang, liệu trình là 10 ngày. Nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống.

  1. Điều trị rắn cắn, mụn nhọt

Sau khi rút mủ và độc tố, bạn dùng lá bồ công anh đã giã nát để đắp lên vết thương. Để bài thuốc này phát huy hiệu quả bạn nên đắp liên tục trong 1 tuần.

6. Rễ cây bồ công anh cho hệ tiêu hóa tốt hơn

Rễ của cây hoa bồ công anh chưa nhiều chất oxy hóa giúp cho việc hấp thụ độc tố từ thực phẩm tốt hơn. Nên dùng trà từ rễ bồ công anh để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rễ cây hoa bồ công anh
Hình ảnh rễ cây hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh và ý nghĩa đằng sau nó

Bồ công anh ơi, bay đi, bay để chạm tới những giấc mơ”. Ý nghĩa hoa bồ công anh vô cùng sâu sắc, nó không chỉ tượng trưng cho sự thuần khiết, niềm tin trong tình yêu, cho sự trong sáng của tuổi trẻ thơ và những khởi đầu mới.

Muốn biết người ấy có yêu mình không, rất nhiều chàng trai, cô gái đã ngắt cánh hoa bồ công anh “yêu”, “không yêu” để có câu trả lời cho mình. Gió thổi, cánh hoa bay, hạt giống bồ công anh tới khắp mọi nơi, gieo mầm cảm xúc, bén rễ tình cảm, thành một đóa hoa tình yêu xinh đẹp và thuần khiết nhất.

Hoa bồ công anh chứa đựng nhiều ý nghĩa

Bên cạnh đó, hoa bồ công anh còn cho thể hiện sự ngây thơ, trong sáng của những thiên thần nhỏ. Một chiếc vòng được tết bằng hoa bồ công anh đội đầu mang ý nghĩa như vương miện với lời chúc mong rằng bé sẽ giữ được nét tinh khôi, đáng yêu và thanh thuần.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi cây bồ công anh có mấy loại, tác dụng của loại hoa này cũng như những ý nghĩa hoa bồ công anh trong đời sống. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.