Quả nhàu được xem như một loại cây thuốc quý. Loại quả này được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Không chỉ đơn thuần là cây thuốc, trái nhàu còn được chiết xuất thành rất nhiều loại đồ uống và thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Để hiểu rõ trái nhàu trị bệnh gì cũng như đặc điểm chung về loại quả này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội Dung Chính
Đôi nét về quả nhàu
Quả nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia. Đây là một cây thuộc họ cà phê. Cây nhàu phân bố nhiều ở vùng ẩm thấp như sông, suối, ao hồ, kênh, mương… trên khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
Cây nhàu cao khoảng 6 – 8m, thân nhẵn, có nhiều cành to. Lá cây hình bầu dục, phần đầu nhọn và dài. Hoa của loài cây này nở vào tháng 1-2, trái nhàu chín vào tháng 7-8. Quả nhàu có bề ngoài xù xì, khi còn non sẽ có màu xanh nhạt, khi chín sẽ đổi màu trắng hồng. Mùi của trái nhàu tương đối cay và nồng. Bên trong ruột có lớp cơm mềm, chính giữa có nhân cứng.
Bộ phận thường được dùng làm các bài thuốc chính là quả nhàu, phần rễ, lá và hạt. Trong trái nhàu có tới 150 chất, đặc biệt là Sắt, Đồng, Vitamin A, C, E, B1, B6, B12, Canxi, Kẽm, Axit Folic, Photpho,… cùng nhiều khoáng chất khác.
Ngoài những chất này, trong quả nhàu còn chứa hợp chất prexonine. Chất này có thể kết hợp với enzym prexoronase để sinh ra chất xeronine. Khi xeronine kết hợp cùng chất protein sẽ tạo thành những khối sản sinh ra năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.
Quả nhàu có tác dụng gì?
Quả nhàu có tác dụng gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi người ta thường thấy trái nhàu xuất hiện trong các bài thuốc Đông y cũng như thành phần chính của một số loại thực phẩm chức năng.
Theo Đông y, quả nhàu có vị chát, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, điều kinh, hoạt huyết, trị hen suyễn, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong trái nhàu có chứa chất damnacanthal. Đây là một chất có khả năng ức chế các tế bào ung thư. Thêm vào đó, những dịch trong loại quả này còn giúp làm giảm quá trình tiết dịch của niêm mạc trong tá tràng, dạ dày. Vì vậy quả nhàu có thể điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, hỗ trợ chữa viêm phế quản cùng một số bệnh tự miễn như vảy nến, tiểu đường, viêm gan mãn tính, nhiễm khuẩn,…
Quả nhàu có tác dụng gì? Nghiên cứu của một trường đại học tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng, dịch chiết cồn của quả nhàu có tác dụng trong việc thúc đẩy và làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch lên tới con số 33%. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng đã chứng minh được đặc tính điều biến miễn dịch tế bào và thể dịch của loại quả này.
Một số cách dùng quả nhàu hiệu quả
Trái nhàu trị bệnh gì? Nếu đã biết được công dụng của loại quả này đối với sức khỏe thì bạn nên tìm mua, sử dụng để điều trị một số căn bệnh, tăng cường sức khỏe cho mình và người thân. Để khai thác hết hiệu quả của loại quả này, bạn nên dùng chúng theo các cách sau:
Trái nhàu ngâm rượu
Nhàu ngâm rượu được xem là bài thuốc quý trong dân gian. Đặc biệt, rượu nhàu có thể giúp kích thích vị giác và tốt cho sức khỏe nam giới. Nếu bạn bị đau nhức xương, cao huyết áp, tim mạch thì rượu nhàu chính là bài thuốc tuyệt vời nhất.
Nước cốt nhàu
Bên cạnh dùng trái nhàu ngâm rượu thì lấy trực tiếp nước cốt của loại quả này để chữa bệnh cũng là một cách dùng phổ biến. Quả nhàu tươi xay nát, lọc lấy phần nước cốt, uống khi bụng đói. Công dụng của loại nước ép này là tốt cho hệ tiêu hóa, đẹp da, loại bỏ độc tố và trị hen suyễn.
Quả nhàu ngâm đường
Trái nhàu rửa sạch, để khô ráo, cho vào bình thủy tinh cùng lượng đường vừa phải. Ngâm trong 1 tháng, ép lấy nước uống.
Trà quả nhàu
Cách tốt nhất để làm trà nhàu là dùng nhàu khô. Thái lát quả nhàu, phơi khô, cho bảo quản nơi khô ráo thoáng mát và đem ra dùng dần. Cho vài lát nhàu khô vào ấm, pha với nước sôi. Uống hàng ngày.
Những bài thuốc hay từ quả nhàu mà bạn nên biết
Bài 1 – Hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt: Quả nhàu chín rửa sạch, thát lát, cho vào máy xay, thêm rượu trắng vào xay nhuyễn. Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, thêm đường, Đậy kín, ủ trong 7 – 10 ngày. Sau thời gian này mở ra cho thêm rượu trắng. Lọc lấy nước uống sau bữa ăn. Mỗi ngày dùng 2-3 lần.
Bài 2 – Trị táo bón. Trái nhàu trị bệnh gì? Một trong những tác dụng nổi bật của loại quả này chính là trị táo bón. Với bệnh này, bạn chỉ cần dùng trái nhàu chín chấm muối, ăn thường xuyên.
Bài 3 – Trị tiêu chảy, cảm sốt: Chọn trái nhàu già, đã ngả vàng. Dùng 3 – 5 trái để nướng chín ăn. Hoặc có thể dùng bài thuốc loại quả này kết hợp với cỏ sữa, sắc nước uống.
Bài 4 – Giúp nhanh lành chấn thương phần mềm: Dùng trái nhàu chín bẻ đôi thoa lên vị trí bị thương. Sau đó bỏ hạt, giã nát, đắp vào chỗ đau, băng lại. Thực hiện 2 lần/ngày.
Bài 5 – Giảm đau nhức lưng, chân tay: Dùng nhàu non sao khô, ngâm với rượu trong 2 tuần. Dùng nước ngâm này uống 2 lần/ngày.
Bài 6 – Điều trị rối loạn kinh nguyệt: Dùng cao ích mẫu + quả nhàu + củ gấu tẩm giấm + cam thảo => Cho vào nồi sắc lấy nước uống, 2 – 3 lần/ngày.
Tham khảo thêm:
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi quả nhàu có tác dụng gì cũng như một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ loại quả này. Để tăng cường sức khỏe cũng như điều trị các căn bệnh, bạn hãy áp dụng những bài thuốc và cách sử dụng quả nhàu mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên nhé. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, thành công.