Một không gian đẹp, tràn đầy sức sống không thể thiếu sự xuất hiện của sắc xanh hoa lá. Trong dòng hoa dây leo thì lan cẩm cù được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ và ý nghĩa của nó. Nếu muốn tìm hiểu và học cách trồng lan cẩm cù thì hãy cùng Rauxanh.Net theo dõi ngay bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Chính
Vài nét về lan cẩm cù
Lan cẩm cù là loại hoa thuộc họ Thiên lý, có tên khoa học là Hoya carnosa. Người ta còn biết tới loại cây này với những tên gọi khác như lan sao, lan anh đào, trái tim tình nhân, lan cầu lông…
Không thể phủ nhận rằng lan là một trong những dòng hoa đa dạng nhất trên thế giới. Và lan cẩm cù cũng vậy, chúng có hàng trăm loại khác nhau. Mỗi loại đều mang vẻ đẹp, hình dáng và màu sắc riêng. Phổ biến nhất là loại lan cẩm cù màu trắng.
Cẩm cù thuộc loại dây leo thân mềm, các đốt cây có rễ. Lá cẩm cù mọc đối, hình bầu dục, mình dày, đầu thuôn nhọn. Loại được ưa chuộng nhất hiện nay là cẩm cù hình trái tim. Hoa cẩm cù mọc thành chùm hình cầu, mặt hoa hình ngôi sao nhỏ xinh. Có loại cho hoa màu trắng, nhụy đỏ hình, xếp tựa vào nhau, nhìn rất đẹp mắt. Loại cây này nở nhiều lần, mỗi cây có từ vài hoa, thậm chí là cả trăm chùm.
Một ưu điểm của hoa lan cẩm cù là lâu tàn, hương thơm không ngắt mà chỉ thoang thoảng, rất dễ chịu. Chính vì vậy mà loài lan này thường được trồng nhiều ở các quán cà phê, hộ gia đình. Một giàn hoa lan cẩm cù leo trên ban công và trước cửa nhà thực sự là điểm nhấn nổi bật cho không gian của bạn.
Lưu ý: Cẩm cù là một loại hoa dây leo không phải là phong lan.
Mách bạn cách trồng lan cẩm cù
Cách trồng lan cẩm cù không quá khó, bạn chỉ cần chú trọng tới các yếu tố cơ bản như nhân giống, tưới nước và trừ sâu bệnh.
Nhân giống hoa lan cẩm cù
Đối với loại hoa này, bạn có thể nhân giống theo cách giâm cành hoặc chiết cây.
Nhân giống từ hạt
Đối với cách nhân giống này, bạn cần chọn hạt khi trái chín già. Thời gian để có được giống già khoảng vài tháng. Đây là thời gian cần thiết để trái phát triển, già đi, khô lại. Khi chín bạn tách làm đôi, bảo quản trong bao nylon.
Khi đã có hạt giống hoa lan cẩm cù, bạn mang hạt đi gieo. Lưu ý là cần chọn loại đất trồng giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp. Để đảm bảo cho cây có được điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên chọn nơi râm mát. Khi đã hình thành lát thật bạn có thể trồng vào chậu riêng cho cây quen và ổn định dần. Từ lúc cây phát triển tới khi trưởng thành có thể lên tới 12 tháng.
Nhân giống từ lá, cành, thân
Ngoài cách nhân giống bằng hạt, bạn cũng có thể chọn lá hoặc thân già đã có rễ. Thay vì chờ đợi trái chín già, bạn chỉ cần dùng lá cẩm cù và thân già dăm xuống đất. Để nhanh ra rễ, bạn có thể sử dụng thuốc kích thích. Đây là một cách trồng lan cẩm cù hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Điểm hạn chế của cách nhân giống này là lá hoa lan cẩm cù cần rất nhiều thời gian để phát triển thành cây. Còn với cách nhân giống bằng thân cây lại dễ dàng và có nhiều ưu điểm nhất. Bước thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn khúc thân dây đã cứng, cắt khoảng 3-4 đốt lá, giăm thân trong đất trồng dinh dưỡng. Sau đó thêm chất kích thích, lượng nước vừa phải, giữ thoáng khí.
Bí quyết chăm sóc lan cẩm cù
Cách trồng lan cẩm cù không chỉ có giai đoạn nhân giống mà còn phải chăm sóc cây cho tới lúc đâm hoa. Bạn cần chú ý tới việc tưới nước, bón phân và lượng ánh sáng vừa đủ để cây phát triển tốt.
Tưới nước cho cây
Lan cẩm cù là loại cây chịu hạn tốt, ưa độ ẩm cao. Tốt nhất là bạn nên tưới cho cây 1 lần/tuần. Bạn có thể linh hoạt tần suất tưới nước theo mùa để đảm bảo cây có được độ ẩm cần thiết. Hơn nữa, chậu cây cần có các lỗ thoát nước để tránh hiện tượng ngập úng. Nhất là vào mùa mưa, nếu cây thừa quá nhiều nước có thể dẫn tới ngập úng mà chết.
Bón phân để cây phát triển
Đối với lan cẩm cù, bạn không nên bón quá nhiều phân. Chỉ nên bón ở mức độ vừa đủ để cây có thể phát triển ổn định. Nếu bạn bón quá nhiều, cây có thể xót mà chết hoặc ức chế sự ra hoa của cây. Hợp lý nhất là một tháng bạn bón cho cây 1- 2 lần.
Chú ý tới ánh sáng
Lan cẩm cù là dòng lan ưa ánh sáng tán xạ. Để quang hợp và ra hoa, loài nan này cần có một lượng ánh sáng phù hợp. Nếu bạn để cây ở rơi quá râm mát thì cây chỉ phát triển lá, thân chứ không cho nhiều hoa. Ngược lại, để cây ở nơi quá nắng thì hoa có thể ra nhiều nhưng màu lá dễ phai, chuyển vàng.
Vì vậy, cách trồng lan cẩm cù hiệu quả là chọn các điểm có lượng ánh sáng vừa phải. Điển hình như dưới tán mái che lưới hoặc ở ban công.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Lan cẩm cù có rất nhiều ưu điểm, không chỉ chịu hạn tốt mà dòng lan này còn ít bị sâu hại tấn công. Một số loại sâu bệnh phổ biến cầm cù là các loài rệp. Nếu cây nhà bạn bị nhiễm rệp thì hãy mua các loại thuốc đặc trị, phun trực tiếp lên lá để ngăn ngừa sự ảnh hưởng. Lưu ý dùng liều lượng vừa phải, đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
Là loài lan khỏe mạnh, ít bị bệnh, thế nhưng bạn cần chú ý tới những đốm đen, và nứt gốc. Để hạn chế và tránh được căn bệnh này bạn hãy chủ động, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho cây.
Tham khảo thêm:
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chung về hoa lan cẩm cù cũng như cách chăm sóc loài lan này một cách hiệu quả nhất. Một giàn hoa cẩm cù xinh đẹp sẽ làm ngôi nhà của bạn thu hút hơn rất nhiều. Hãy “bỏ túi” những kinh nghiệm này để bắt tay vào trồng, chăm lan cẩm cầu ngay hôm nay nhé.