Từ thời cổ chí kim, ông cha ta đã biết tận dụng cỏ cây, hoa lá để ứng dụng vào những bài thuốc nam chữa bệnh. Trong đó, rau mương không chỉ là một loại rau mà còn là bài thuốc quý. Vậy thực hư công dụng của cây rau mương đối với sức khỏe như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm được thông tin chi tiết nhé!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về cây rau mương
Rau mương (tên khoa học là Ludwigia prostrate) hay còn được gọi với cái tên rau mương đất, rau lục, là loại rau thuộc họ dừa cạn. Với chiều cao trung bình từ 25cm đến 50cm, loại thảo dược này mọc thẳng đứng lên trên mặt đất và có cành tỏa ra tứ phía.
Lá của cây rau mương có hình dáng thon dài, hai đầu nhọn như mũi giáo, màu xanh lục. Hoa thường mọc ra từ nách lá, có 5 cánh, màu vàng tươi trông rất bắt mắt. Cùng với hoa, quả cây rau mương cũng rất đặc biệt, thân hơi phồng, chiều dài khoảng 3cm.
Cây rau mương ưa môi trường sống ẩm ướt nên phát triển nhiều ở bờ mương, gò ruộng… Đây là loại thảo dược rất dễ tìm kiếm, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đất đai màu mỡ, ruộng vườn trù phú. Cây mọc ở các vị trí khác nhau sẽ cho hình dạng cây khác nhau.
Cây rau mương có tác dụng gì?
Cây rau mương sống quanh năm nên vào bất cứ mùa nào, bạn cũng có thể thu hoạch được. Ngoài tác dụng dùng để nấu canh thì rau mương còn được biết đến với vai trò là bài thuốc quý trong dân gian từ ngàn đời nay. Ưu điểm lớn nhất của loại cây này là có thể tận dụng được toàn thân. Chỉ cần thu hoạch, sau đó rửa sạch và phơi khô thì có thể dùng làm thuốc được.
Với vị ngọt, tính mát, cây rau mương có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, chữa tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, lở loét miệng lưỡi, viêm họng, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, tiểu đường, huyết áp thấp… Cụ thể như sau:
Hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Tác dụng của cây rau mương trong hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP đã được lưu truyền trong dân gian. Sắc rau muông khô uống đều hàng ngày giúp giảm các cơn đau thắt, co bóp dạ dày. Nghiên cứu về tác dụng này, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm – Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long vô cùng tâm đắc về hiệu quả của cây rau muông mang lại.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Cây rau mương phơi khô kết hợp cùng cam thảo, mướp đắng, lá vú sữa, lục bình, chuối hột, dây mây là bài thuốc hỗ trợ chữa trị tiểu đường rất tuyệt vời.
Hỗ trợ chữa viêm họng
Trước khi đi ngủ, bạn giã một nắm lá rau muông tươi rồi ngậm chung với muối. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Cân bằng huyết áp
Với những người huyết áp hay thay đổi thất thường, uống nước rau mương phơi khô sẽ giúp cân bằng đường huyết, tốt cho sức khỏe.
Giảm đầy hơi, chướng bụng và chữa tiêu chảy
Bài thuốc với cây rau mương để giảm đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy rất đơn giản. Bạn lấy rau mương tươi ngâm nước muối, sau đó giã lấy nước uống, duy trì đến khi hết triệu chứng.
Giải độc, mát gan, giảm mụn nhọt
Nếu bạn ăn nhiều đồ nóng, sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn hay uống một số loại thuốc Tây Y gây nóng trong thì hãy áp dụng bài thuốc với cây rau mương nhé. Ngâm thảo dược tươi, giã lấy nước uống, đồng thời dùng bã đắp lên mụn nhọt.
Một số lưu ý khi sử dụng cây rau mương
Mặc dù rau mương có tác dụng hỗ trợ trị bệnh, tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. Bạn nên thận trọng và lưu ý một số điều dưới đây.
Cây rau mương thường mọc ở đâu
Rau mương ưa ẩm ướt, mọc nhiều ở kênh, mương, ruộng. Mỗi vị trí cây sẽ cho những hình thái khác nhau. Chính vì vậy, nó khiến cho nhiều người khó phân biệt được cây này với các loại cây khác.
Trước khi sử dụng, bạn cần tìm hiểu môi trường tại đó có đảm bảo an toàn không. Thực tế, nhiều trường hợp sử dụng thảo dược này bị dính thuốc trừ sâu, chất hóa học hay nguồn nước bị ô nhiễm đã bị nhiễm độc thạch tín.
Liều lượng sử dụng
Trước khi sử dụng bài thuốc từ cây rau mương, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y để nắm rõ về liều lượng và liệu trình sử dụng. Nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Đối tượng sử dụng
Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng cây rau mương vì không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, công dụng của thảo dược quý với từng thể trạng người bệnh không giống nhau. Vì vậy, nếu bạn đã uống bài thuốc từ rau mương nhưng không có chuyển biến tốt thì nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Tham khảo thêm:
Với những thông tin trên đây về cây rau mương, hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về “bài thuốc quý”. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng nên khi sử dụng rau mương, bạn nên thận trọng và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn nhé!